TOP 15 nước chi tiêu ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới

top-15-ngan-sach-qp-tg-nam-2024.jpg

Chi phí cho quốc phòng của một quốc gia thường bao gồm: Nghiên cứu chế tạo vũ khí, mua sắm vũ khí, trang thiết bị, hoạt động huấn luyện, tập trận, quân trang, quân dụng, lương…

So với các chi phí khác, chi phí quân sự thường chiếm tỉ lệ cao trong ngân sách. Các nước giàu có thường chú trọng đến chi phí quân sự. Trong khi đó, tổng chi phí cho công tác xóa đói giảm nghèo có khi chỉ chiếm chưa đến 2% so với chi phí quân sự.

Theo dự kiến, chi tiêu quân sự năm 2024 sẽ đạt 2.600 tỷ USD, trong khi chi tiêu quân sự năm 2023 đã đạt mức lịch sử là 2.400 tỷ USD. Con số trên đánh dấu năm thứ 9 tăng liên tiếp và tăng hơn 200 tỷ USD so với năm trước đó.

Chi tiêu quốc phòng toàn cầu đang tăng mạnh khi các quốc gia trên thế giới - đặc biệt là các quốc gia thành viên NATO - tái đánh giá ngân sách quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng lớn. Do xung đột kéo dài, Ukraine hiện chi tới 36,65% GDP cho quốc phòng - mức cao nhất toàn cầu.

Như bảng trên cho thấy, Mỹ chi tiêu nhiều bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 12 quốc gia lớn tiếp theo cộng lại. Năm 2024, Mỹ đã chi gần 1 nghìn tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, tương đương 3,4% GDP.

Ngược lại, các thành viên NATO ở châu Âu và Canada chi trung bình 2% GDP cho quốc phòng. Trong khi ngân sách quốc phòng của NATO đã giảm kể từ thời “Chiến tranh Lạnh”, chi tiêu quân sự của Nga đã tăng vọt 227% kể từ năm 2000 và Trung Quốc tăng đến 566%.

Theo đó, chỉ có 5 nhà thầu chính nhận được 86% chi tiêu của Lầu Năm Góc so với 51 nhà thầu được phân bổ 6% chi tiêu quốc phòng vào cuối thời “Chiến tranh Lạnh”. Có thể nói, sự tập trung này đã thúc đẩy tình trạng chi tiêu quá mức và mức tăng năng suất thấp hơn.

Vào ngày 7/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, thay vì mức 2% như hiện nay. "Họ đều có thể chi trả được nhưng nên ở mức 5%, chứ không phải 2%", Tổng thống Donald Trump phát biểu.

Trong kỷ nguyên mới, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã sa thải các nhà lãnh đạo cấp cao trong quân đội, hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và không quân. Các luật sư cấp cao cũng đột ngột bị sa thải. Nhìn chung, Lầu Năm Góc có thể cắt giảm 8% nhân sự.

Xếp ngay sau là Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng đạt 235 tỷ USD. Tuy nhiên, trên cơ sở sức mua tương đương, con số này là 477 tỷ USD khi điều chỉnh theo chi phí thấp hơn ở Trung Quốc.

Nhìn chung, quá trình hiện đại hóa quân sự của quốc gia “tỷ dân” này bao gồm 600 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động, dự kiến ​​sẽ đạt 1.000 vào năm 2030 khi Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc muốn thống nhất với Đài Loan.

Liên bang Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 trên toàn cầu, ở mức 146 tỷ USD, chiếm 6% thu nhập quốc dân của nước này - mức cao nhất kể từ “Chiến tranh Lạnh”. Giống như Trung Quốc, con số này cao hơn nhiều về sức mua thực tế, lên tới 461 tỷ USD.

Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân của Nga luôn có sức cạnh tranh cùng Mỹ với 5.000 đầu đạn, mặc dù là một nền kinh tế có quy mô trung bình.

Xem thêm

Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Tổng thống Donald Trump đã nhắm đến nhiệm kỳ thứ 3

Ông Donald Trump có thể làm Tổng thống Hoa Kỳ 3 nhiệm kỳ theo cách nào?

Ian Bassin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Obama hiện là giám đốc điều hành của nhóm vận động phi lợi nhuận Protect Democracy, nhận xét: "Nếu ai nói rằng Tu chính án thứ 22 sẽ ngăn cản ông Trump cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thì có lẽ họ đã sống ở một hành tinh khác với nơi tôi đang sống"...