Giảm phát bủa vây, hàng triệu nhà hàng Trung Quốc chật vật tìm "đường sống"

Với hàng triệu nhà hàng buộc phải đóng cửa, ngành ẩm thực Trung Quốc đang chìm trong khủng hoảng khi thực trạng kinh tế giảm phát gây ra những hệ luỵ chưa từng có...

Đội ngũ thu mua thiết bị nhà bếp đã qua sử dụng tại một nhà hàng ở Trung Quốc
Đội ngũ thu mua thiết bị nhà bếp đã qua sử dụng tại một nhà hàng ở Trung Quốc

Trong một nhà kho xuống cấp ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, doanh nhân An Dawei, 38 tuổi, lặng lẽ kiểm tra dãy tủ lạnh cỡ lớn, bếp công nghiệp và lò nướng bánh thương mại đang chờ được bán lại cho các nhà hàng.

Đằng sau mỗi món đồ lại là câu chuyện về một nhà hàng chịu thất bại ở Bắc Kinh, khép lại ước mơ khởi nghiệp của những người từng dốc hết tiền tiết kiệm, đặt cược vào hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi theo mô hình chữ V sau đại dịch Covid-19. Thế nhưng, kinh tế bấp bênh, người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, khiến giấc mơ kinh doanh của họ nhanh chóng sụp đổ.

Thêm vào đó là cuộc chiến giá cả khốc liệt, khi các quán ăn giảm giá hết mức, đến mức cà phê chỉ còn 9,9 tệ (1,40 USD) hay suất ăn cho 4 người có giá 99 tệ (14 USD).

“Đối với một người bình thường, việc mở nhà hàng gần như chắc chắn sẽ thất bại”, ông An, giám đốc công ty chuyên buôn bán thiết bị bếp cũ chia sẻ.

Năm ngoái, ông An và đội ngũ đã tháo dỡ tới 200 nhà hàng mỗi tháng, tăng 270% so với một năm trước. Dữ liệu từ nền tảng Qichacha cho thấy, số lượng công ty dịch vụ ăn uống giải thể đã chạm mức cao kỷ lục gần 3 triệu trên toàn quốc.

“Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tỷ lệ nhà hàng đóng cửa hàng tháng vượt quá 10%, có lúc còn chạm mốc 15%”, ông An nhấn mạnh.

cdn4premiumreadcomh.jpg
Nhân viên thu gom thiết bị, vật dụng từ một nhà hàng lẩu vừa mới đóng cửa ở Bắc Kinh (Trung Quốc)

Tại trung tâm thương mại vắng vẻ gần Công viên Olympic Bắc Kinh, một quản lý chuỗi tiệm bánh chua chát thừa nhận rằng giá thuê mặt bằng đắt đỏ và lượng khách ít ỏi đã khiến tiệm phải đóng cửa chỉ sau 14 tháng hoạt động.

“Ngay bên cạnh cũng có tiệm bánh bán đồ tương tự, vị không ngon bằng nhưng rẻ hơn 10 tệ. Khách bình thường chắc chắn sẽ chọn chỗ rẻ hơn. Mọi người giờ chẳng còn tiền. Hoặc nếu có, họ cũng không muốn tiêu như trước nữa, vì kiếm tiền giờ quá khó khăn”, người quản lý giấu tên chia sẻ.

Theo các nhà phân tích, một nhà hàng ở Trung Quốc có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 500 ngày, thậm chí ở Bắc Kinh, con số này còn thấp hơn, chỉ vào khoảng một năm. Trong khi đó, lợi nhuận ròng của nhà hàng trong nửa đầu năm 2024 đã lao dốc tới 88%.

“Các doanh nghiệp tầm trung dễ phá sản hơn... vì họ không đủ sức cạnh tranh về chi phí”, chuyên gia ngành thực phẩm Zhu Danpeng nhận định, ám chỉ những nhà hàng có mức giá trung bình từ 100 đến 120 tệ (13 đến 16 USD) mỗi suất ăn.

Do nhiều nhà hàng phá sản trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc tụt xuống chỉ còn 5,3%, thua xa con số 20,4% của năm 2023. Những nhà hàng còn trụ lại buộc phải cắt giảm lợi nhuận xuống mức tối thiểu để duy trì hoạt động.

Cuối cùng, nhìn một cách thực tế, người tiêu dùng sẽ là bên chịu thiệt. “Khi nhà hàng không thể chịu lỗ thêm nữa, họ sẽ tìm cách kiếm lời. Và cách duy nhất chính là hạ chất lượng nguyên liệu”, ông An Dawei cảnh báo.

Mở rộng nhu cầu tiêu dùng trong nước hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc trong năm nay nhằm giảm thiểu tác động từ thuế quan của Mỹ và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng trong tháng 2 đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2024, qua đó làm dấy lên lo ngại về vòng xoáy giảm phát nghiêm trọng.

Xem thêm

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Có thể bạn quan tâm

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

“Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” đã bắt đầu sử dụng AI để nâng cấp lừa đảo vi hơn. Những video “giả mà như thật” khiến nạn nhân khó phân biệt đâu là người thật, đâu là AI. AI giúp chúng mở rộng quy mô nhanh hơn, giảm chi phí, đồng thời tăng cường độ hiện tại đến mức gần như không thể nhận dạng.

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…