Áp lực chi phí sinh hoạt đè nặng lên giới trẻ Nhật Bản

Nợ cá nhân đang trở thành gánh nặng với giới trẻ Nhật Bản khi chi phí sinh hoạt leo thang, lãi suất tăng cao và thu nhập ngày càng bấp bênh…

Áp lực chi phí sinh hoạt đè nặng lên giới trẻ Nhật Bản

Theo một khảo sát mới đây từ Nhật Bản, cứ ba thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 25 thì có một người từng vay tiền từ các tổ chức tài chính, người thân hoặc bạn bè, với mục tiêu chủ yếu là để trang trải chi phí sinh hoạt.

Phát hiện này được đưa ra bởi tổ chức phi lợi nhuận DxP có trụ sở tại Osaka, thu thập phản hồi từ 420 thanh thiếu niên tại các khu trung tâm giải trí của giới trẻ. Người trẻ nhất trả lời khảo sát mới 13 tuổi, còn người lớn nhất là 25 tuổi.

Cụ thể trong đó, khi người khảo sát được hỏi rằng họ đã vay tiền từ tổ chức tài chính, người thân hay bạn bè hay chưa, 37,1% trả lời là "có". Con số này tăng lên 47% với nhóm từ 18 tuổi trở lên.

Lý do phổ biến nhất khiến họ phải vay tiền thường là "Thu nhập cá nhân giảm sút" (48,7%); "Gia đình đơn thân" (35,3%) hoặc “Bố mẹ hoặc người thân hưởng trợ cấp xã hội nên tôi không thể nhờ cậy" (23,7%).

Cuộc khảo sát còn làm rõ hoàn cảnh khó khăn mà nhiều người đi vay hiện đang phải đối mặt. Mục đích chi tiêu phổ biến nhất của khoản vay là trang trải chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, điện nước và thực phẩm (77,6%). Tiếp theo là chi phí liên lạc như điện thoại di động và Wi-Fi (32,7%), cùng chi phí học tập (25%).

Nợ cá nhân đang đè nặng lên người dân Nhật Bản khi lãi suất tăng và chi phí sinh hoạt leo thang, với hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm đã tăng giá trong năm qua.

Các khoản vay tiêu dùng cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 năm qua. Các quan chức chính phủ lo ngại rằng nhiều người dân vốn đã quen với lãi suất cực thấp sẽ chật vật để xoay sở với những khoản nợ ngày càng phình to. Điều này lại càng đáng báo động khi Nhật Bản từ lâu vốn nổi tiếng là quốc gia có người dân thích tiết kiệm.

Trên thực tế, vào năm 2022, Nhật Bản đã hạ độ tuổi trưởng thành từ 20 xuống 18, khiến số lượng người có thể đi vay cũng tăng lên. Đến năm 2023, số nợ trung bình của các hộ gia đình do người dưới 29 tuổi đứng tên đã gần gấp ba lần so với một thập kỷ trước, đạt mức 9,92 triệu yên.

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) cảnh báo, những người trẻ tuổi không có thu nhập ổn định rất dễ rơi vào tình trạng nợ quá hạn kéo dài nhiều năm, đặc biệt là khi họ vay tiền mà không có kế hoạch rõ ràng. Kiến thức tài chính kém cũng làm trầm trọng thêm vấn đề. Theo khảo sát năm 2022 từ một tổ chức do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hậu thuẫn, người dân nước này có điểm số thấp hơn người Mỹ và các nước châu Âu lớn khi trả lời những câu hỏi cơ bản về tài chính, chẳng hạn như định nghĩa về lạm phát và đầu tư đa dạng.

Như The Japan Times đã đưa tin, vào cuối năm 2024, ước tính số vụ phá sản cá nhân tại Nhật Bản có khả năng đạt mức cao nhất kể từ năm 2012.

Xem thêm

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…