Phố Wall phục hồi trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế mới

Chứng khoán Mỹ đã phục hồi vào phiên 10/7 sau đợt sụt giảm tuần trước, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm dữ liệu của nền kinh tế để đánh giá bước đi chính sách tiếp theo của Fed…

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 209,52 điểm (+ 0,62%) lên 33.944,4 điểm, S&P 500 tăng 10,58 điểm (+0,24%) lên 4.409,53 điểm và Nasdaq Composite tăng 24,77 điểm (+0,18%) lên 13.685,48 điểm. 

S&P 500 đã tăng nhẹ trước khi đóng cửa, với sự thận trọng chiếm ưu thế trong phần lớn phiên khi các nhà giao dịch chờ đợi báo cáo giá tiêu dùng vào 12/7 và khởi động mùa thu nhập quý hai vào cuối tuần này.

Trong số những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong ngày, cổ phiếu của Intel tăng 2,8%, giúp chỉ số chất bán dẫn tăng 2,1%.

Ở các diễn biến cổ phiếu riêng lẻ, Carvana Co tăng vọt hơn 500% từ đầu năm đến nay khi nhà bán lẻ ô tô cũ thông báo rằng nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện có khả năng thúc đẩy tăng trưởng. 

Novavax tăng 29% sau khi công ty công nghệ sinh học dự kiến sẽ nhận được khoản tài trợ 350 triệu USD từ chính phủ Canada cho các loại vaccine chưa sử dụng.

Trong khi đó, một số “ông lớn” công nghệ đã chịu áp giảm giá như mức trượt hơn 2% của Alphabet Inc và mức giảm 1,6% của Microsoft Corporation, nhưng Meta Platforms Inc vẫn duy trì đà tăng cho đến cuối ngày, tăng 1% khi ứng dụng Threads vượt qua 100 triệu lượt đăng ký chỉ trong năm ngày sau khi ra mắt.

Theo Similarweb, một công ty phân tích trang web, lưu lượng truy cập web vào đối thủ Twitter đã giảm 5% trong hai ngày đầu tiên kể từ khi Threads được ra mắt. 

Các chiến lược gia của Citigroup hôm 10/7 đã hạ cấp chứng khoán Mỹ xuống mức "trung lập" và cho biết tốc độ tăng trưởng vốn hóa siêu lớn có thể dẫn đến suy thoái và rủi ro suy thoái kinh tế của Mỹ vẫn có thể xảy ra.

Phố Wall

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 10,20 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,09 tỷ cho cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Ở khía cạnh kinh tế, các nhà đầu tư đang chờ đợi các báo cáo lạm phát trong tuần này để xem liệu áp lực giá cả có tiếp tục giảm bớt hay không. Điều đó có thể làm sáng tỏ triển vọng lãi suất, với nhiều nhà giao dịch kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong tháng này khi lạm phát vẫn vượt trên mức mục tiêu 2%, 

Một số quan chức Fed cho biết cần tăng lãi suất bổ sung để giảm lạm phát, nhưng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại của ngân hàng trung ương Mỹ cũng sẽ sắp kết thúc.

Trong một lưu chú của mình, ngân hàng UBS đã chỉ ra: “Chúng tôi cho rằng CPI cơ bản sẽ chậm lại đáng kể vào tuần tới. Nhưng mặc dù vậy, FOMC vẫn sẽ thực hiện quyết định tăng lãi suất vào tháng 7”. 

Khoảng 92% nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối tháng, theo Công cụ giám sát lãi suất Fed của Investing.com.

Bên cạnh đó, báo cáo thu nhập của các công ty thuộc S&P 500 sẽ bắt đầu trong tuần này với kết quả từ một số ngân hàng lớn của Mỹ. Dữ liệu của IBES từ Refinitiv cho thấy các nhà phân tích kỳ vọng thu nhập sẽ giảm 6,4% trong quý hai so với cùng kỳ năm trước.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm 1% vào ngày đầu tuần do khả năng tăng lãi suất của Mỹ ngày càng cao, nhưng việc cắt giảm nguồn cung dầu thô từ các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu đã phần nào hạn chế “thiệt hại”.

Dầu thô Brent giảm 78 cent, tương đương 1%, ở mức 77,69 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong hơn hai tháng trước đó trong phiên. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 87 cent, tương đương 1,2%, ở mức 72,99 USD/thùng.

“Các nhà giao dịch rất lo lắng về lãi suất cao hơn, bởi điều này có thể giết chết nhu cầu rất nhanh”, ông Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao của BOK Financial cho biết, đồng thời nói thêm rằng một số nhà đầu tư cũng đang tham gia chốt lời sau đợt tăng giá vào tuần trước.

Cả hai điểm chuẩn đều tăng hơn 4,5% vào tuần trước sau khi Saudi Arabia và Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng mới, nâng tổng mức giảm của nhóm OPEC+ lên khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu dầu toàn cầu.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lưu ý, nhu cầu dầu từ Trung Quốc và các nước đang phát triển, kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, có thể sẽ khiến thị trường thắt chặt trong nửa cuối năm nay bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm