Chủ tịch Fed Jerome Powell: Lạm phát còn dai dẳng, chính sách cần thắt chặt hơn nữa

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã đưa ra những tín hiệu cứng rắn về chính sách lãi suất của Mỹ…
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Lạm phát còn dai dẳng, chính sách cần thắt chặt hơn nữa

Phát biểu tại một diễn đàn về chính sách tiền tệ ở Sintra (Bồ Đào Nha), chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã bày tỏ những quan điểm cứng rắn về chính sách tiền tệ, khẳng định cần có thêm những đợt tăng lãi suất sắp tới để đưa lạm phát trở về mục tiêu 2%. 

“Chúng tôi tin rằng nên có thêm nhiều hạn chế nữa. Điều thực sự thúc đẩy cho dự định này… là một thị trường lao động rất mạnh mẽ”, ông Powell cho biết. 

Các thị trường đã bị ảnh hưởng nhẹ khi ông Powell phát biểu, với Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm hơn 120 điểm.

Các bình luận mới đây nhắc lại quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ tại cuộc họp tháng 6 vừa qua, trong đó họ chỉ ra khả năng tăng thêm 0,5 điểm phần trăm từ nay cho đến cuối năm 2023.

Fed đã tăng lãi suất đều đặn tại mỗi cuộc họp kể từ tháng 3/2022, có thời điểm ghi nhận bốn lần tăng 0,75 điểm phần trăm liên tiếp, trước khi tạm dừng vào tháng 6/2023. 

Trọng tâm trong suy nghĩ hiện tại của Fed là niềm tin rằng 10 lần tăng lãi suất liên tiếp sẽ cần có thêm thời gian để thể hiện rõ các tác động đối với nền kinh tế. Do đó, các quan chức không thể chắc chắn liệu chính sách đã đủ để đáp ứng mục tiêu đưa lạm phát xuống mức 2% của Fed hay chưa. 

Hầu hết các nhà kinh tế nghĩ rằng lãi suất tăng cuối cùng sẽ đẩy Mỹ rơi vào ít nhất một cuộc suy thoái nông. Chính chủ tịch Powell cũng từng thừa nhận về việc hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra suy thoái. 

lạm phát
Ông Jerome Powell và các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương khác tại diễn đàn về chính sách tiền tệ ở Sintra (Bồ Đào Nha)

Khi được hỏi về căng thẳng ngành ngân hàng, ông Jerome Powell cho biết các vấn đề vào tháng 3/2023, liên quan đến sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và hai tổ chức tài chính khác, cũng đã được cân nhắc và đánh giá trong cuộc họp trước. 

Mặc dù ông Powell đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ông coi tình trạng chung của ngành ngân hàng Mỹ là tương đối ổn định, nhưng Fed cũng cần lưu ý về một số khó khăn đối với khả năng cung cấp tín dụng. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy tiêu chuẩn chung đang bị thắt chặt và nhu cầu vay vốn giảm.

“Tính khả dụng và tín dụng của ngân hàng có thể giảm xuống một chút theo độ trễ của chính sách. Vì vậy, chúng tôi đang theo dõi cẩn thận để xem liệu điều đó có xuất hiện hay không”, ông Powell nói.

Các quan chức ngân hàng trung ương khác tại diễn đàn cũng đồng tình về việc cần phải tăng tốc hơn nữa để kiểm soát lạm phát.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảm thấy kinh tế EU vẫn còn đủ cơ sở để ngân hàng có thể tăng lãi suất trở lại vào tháng 7. Tương tự, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho biết ông có thể sẽ thắt chặt chính sách vốn cực kỳ lỏng lẻo BOJ nếu lạm phát không giảm bớt, trong khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định giá cả và cho biết ông sẽ không xem xét nâng mục tiêu lạm phát lên trên mức 2%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...