Đây là cuộc tập trận thứ hai diễn ra trong hai ngày, trước đó là cuộc diễn tập đầu tiên diễn ra vào ngày 31/8. Mục đích của cuộc diễn tập là các hoạt động phản ứng nhanh của cả hai bên trong tình huống bị những phần tử Hồi giáo cực đoan thánh chiến tấn công.
Trong thời gian vừa qua, quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khi tiến hành các cuộc tuần tra chung trên tuyến đường cao tốc M-4, liên tục bị các nhóm khủng bố tấn công bằng xe đánh bom tự sát VBIED và mìn vệ đường tự chế IED. Cuộc diễn tập chung liên tiếp có mục đích thục luyện khả năng liên kết phối hợp giữa các bên và đánh trả những cuộc tập kích bất ngờ.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận đã thành công tốt đẹp. Lãnh đạo Trung tâm hòa giải các bên xung đột ở Syria xác nhận: "Quân cảnh Nga và các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành đợt diễn tập chung đầu tiên."
“Cuộc diễn tập bao gồm các nội dung: sử dụng hỏa lực đi cùng đẩy lùi cuộc tấn công của các nhóm thánh chiến cực đoan, từ chối hòa giải và không thực hiện lệnh ngừng bắn, cứu kéo các trang thiết bị quân sự bị hư hỏng và sơ cứu những người bị thương.
Ông nói thêm: “Cuộc diễn tập này nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho những cuộc tuần tra chung Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trên xa lộ M4 ở Idlib, giảm leo thang căng thẳng và bùng phát xung đột.”
Cuộc diễn tập trung Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib
Các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến ở Idlib đều được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, do đó không có lý do gì tấn công chính ông chủ của mình. Nhưng để khiêu khích, xuất hiện một nhóm cực đoan mới, có tên gọi là "Saraya Abu Bakr al-Siddiq". Nhóm này nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công vào một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nam Idlib. Phía Thổ Nhĩ Kỳ không có bất cứ bình luận nào.
Bao phân bón, sản xuất ở Idlib, nhưng lại ghi là Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy tham vọng của Ankara xâm chiếm khu vực này của Syria
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh bao phân bón, bên ngoài ghi "Được sản xuất ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ." Những dấu hiệu này cho thấy, Ankara đang tìm mọi cách duy trì lực lượng quân sự ở Greater, duy trì lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến với danh nghĩa “bảo vệ các anh em Hồi giáo”, nhưng mục đích then chốt vẫn là muốn xâm chiếm vùng đất này khi quân đội Syria không đủ sức mạnh và sự ổn định để có thể đánh bại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự che chắn vào bảo hộ của phương Tây, dẫn đầu là Mỹ.