Quân đội Mỹ bao vây Quân đội Syria và người dân tại một thị trấn ở phía bắc Syria

Ngày 08/02/20202, Truyền hình Nhà nước Syria (Syria TV) cho biết, Quân đội Mỹ bất ngờ bao vây một thị trấn trên địa phận tỉnh Deir Ezzor, nơi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đang kiểm soát.

Theo Syria TV, lực lượng quân đội Mỹ đột nhiên bao vây thị trấn Al-Basirah phía bắc Deir Ezzor, ngăn chặn không cho người dân vào hoặc ra khỏi khu dân cư này.

Không có thông tin chi tiết về lý do quân đội Mỹ bao vây phong tỏa xung quanh thị trấn, Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu và ban lãnh đạo SDF cũng không có bất cứ thông báo nào giải thích tình huống này.

Trên vùng nông thôn miền bắc Syria, khu vực do lực lượng SDF, với nòng cốt là dân quân người Kurd thuộc "Các Đơn vị bảo vệ Nhân dân Kurd (YPG)" quản lý, tiếp tục diễn ra căng thẳng giữa người dân địa phương, Quân đội Syria và quân đội Mỹ

Ngày 05/03/2020, lần thứ hai trong mười lăm ngày, trạm kiểm soát Quân đội Syria trong khu vực Tal Aswad ngăn chặn một cuộc tuần tra của quân đội Mỹ, tiến vào đường quốc lộ Hasakah-Tal Barak, buộc đoàn xe tuần tiễu phải quay lại.

Quân đội Syria và người dân địa phương ngăn chặn cuộc tuần tiễu của đoàn xe quân sự Mỹ ở Al-Hasakah. Video Sputnik

Ngày 08/03/2020, Quân đội Syria  và người dân địa phương nổi giận chặn một đoàn xe quân sự Mỹ đang di chuyển trên vùng nông thôn phía bắc al-Hasakah. Khi đoàn xe quân sự Mỹ tiến vào thị trấn al-Kuzaliyah, đơn vị này đối mặt với nhóm người dân địa phương tức giận và các binh sĩ Syria. Người dân địa phương tấn công đơn vị quân đội Mỹ bằng gạch đá, các quân nhân Syria từ chối mở đường thông xe, buộc đoàn xe quân sự phải quay đầu rút lui.

Người dân địa phương và quân đội Syria ngăn chặn cuộc tuần tra của quân đội Mỹ ở Al-Hasakah

Quân đội Syria, người dân địa phương ngăn chặn đường tuần tra của đoàn xe Mỹ ở Al-Hasakah. Video Syria TV

Cũng trong ngày, người dân địa phương ở thị trấn Rmelan al-Basha phía đông bắc al-Haskah tấn công một đoàn xe quân sự Mỹ khác gần khu vực mỏ dầu lửa Rmelan bằng đá.

Trong những tháng đầu năm 2020, xảy ra ​​nhiều cuộc đối đầu tương tự giữa lực lượng quân sự Mỹ và người dân địa phương trên vùng đông bắc Syria, tập trung ở phía bắc và đông bắc tỉnh al-Hasakaah.

Vụ việc căng thẳng nhất diễn ra ngày 12.2, binh sĩ Mỹ đã nổ súng sát hại một người dân địa phương khi nhóm người dân biểu tình ngăn chặn, ném đá vào cuộc tuần tra của Mỹ ở thị trấn Khribat Amu, phía bắc al-Hasakah. 

Các tay súng địa phương đáp trả, nổ súng vào cuộc tuần tra Mỹ. Ngay lúc đó, Quân cảnh Nga và Syria nhanh chóng có mặt, dập tắt nguy cơ bùng phát leo thang xung đột.

Hiện nay có khảng 500 binh sĩ Mỹ đóng quân bám trụ trên vùng nông thôn phía đông bắc Syria. 

Theo tuyên bố từ Nhà Trắng, quân đội Mỹ có mặt ở đây để bảo vệ các mỏ dầu quan trọng cho người Kurd và ngăn chặn sự trỗi dậy của tàn quân IS. 

Cho đến nay, không có bất kỳ thông tin nào về lợi nhuận dầu mỏ mà người Kurd có được cũng như không có bất cứ chiến dịch truy quét tàn quân IS nào do người Kurd và quân đội Mỹ tiến hành.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...