Raytheon phát triển tên lửa tấn công mặt đất DeepStrike

Nhà sản xuất tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk - hãng Raytheon - công bố 1 video ngắn, cho biết những chi tiết mới về tên lửa DeepStrike tầm xa phóng từ mặt đất.
Raytheon phát triển tên lửa tấn công mặt đất DeepStrike

Tên lửa mới của Raytheon triển khai theo yêu cầu của chương trình Tên lửa tấn công chính xác (Precision Strike Missile), hay còn gọi là PrSM. Hệ thống PrSM là tên lửa đất đối đất có điều khiển tấn công chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, được phóng từ Hệ thống pháo phản lực đa nòng M270A1 (MLRS) và Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS). 

Nguyên mẫu tên lửa cơ bản ban đầu được phát triển và triển khai để có thể tấn công các mục tiêu trên khoảng cách đến 310 dặm (499 km), định hướng tấn công chính xác vào một khu vực hoặc các điểm mục tiêu cụ thể.

Sau khi đạt được tầm bắn gần 500km, tên lửa sẽ tiếp tục được nghiên cứu tăng tầm bắn, khả năng sát thương, bổ sung tính năng tấn công các mục tiêu cơ động di chuyển, các mục tiêu phòng thủ vững chắc và các mục tiêu bất ngờ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Tên lửa DeepStrike sẽ có một số ưu thế kỹ chiến thuật hơn hẳn so với vũ khí đang sử dụng hiện nay. Tên lửa bay xa hơn, trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau và có hệ thống dẫn được, tìm kiếm, xác định và chỉ thị mục tiêu vượt trội. Raytheon đã thiết kế để một xe phóng cơ động có thể mang theo hai tên lửa - giúp giảm chi phí và tăng gấp đôi hiệu quả các xe phóng cơ động của Quân đội Mỹ.

Trang web Raytheon cho biết, phạm vi tấn công lớn và tốc độ của tên lửa mới cho phép các đơn vị Quân đội Mỹ có thể tấn công các mục tiêu trên một khu vực chiến trường rộng lớn có cấp độ nguy hiểm cao.

Bài viết trên trang web Raytheon nhấn mạnh, tập đoàn đang kết thúc loạt các hoạt động thử nghiệm và tích hợp hệ thống. Kế hoạch phóng thử tên lửa mới trên phương tiện phóng của quân đội Mỹ sẽ được thực hiện cuối năm 2019.

Trước đó, đầu năm 2019, tên lửa DeepStrike được thông qua hồ sơ thiết kế sơ bộ, trong đó Quân đội Mỹ đánh giá và đặt ra một số yêu cầu đối với thiết kế, từ hệ thống dẫn đường cho đến khả năng sát thương và hệ thống động cơ đẩy của tên lửa.

Ngay sau đó, Raytheon đã thử nghiệm tĩnh thành công động cơ đẩy của tên lửa DeepStrike, chuyển sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong thử nghiệm mới nhất, tập đoàn đã kích nổ đầu đạn tên lửa trong môi trường kiểm soát, kết quả vượt quá yêu cầu về hiệu suất chiến đấu của Quân đội.

Video mô phỏng tên lửa hành trình mới DeepStrike của Raytheon

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...