Review Love, Death & Robots season 2: Chiều chuộng thị giác nhưng nội dung nhạt nhòa

Love, Death & Robots 2 (Netflix) tiếp tục mang đến 8 tập phim hoạt hình ngắn với nhiều thể loại và các phong cách đồ họa ấn tượng. Dẫu biết quá trình làm phim gặp nhiều khó khăn do Covid 19 nhưng nội dung mùa 2 lần này là một cú hụt chân của Netflix.

Love, Death And Robots season 2 vẫn là những câu chuyện độc lập giống như loạt phim ở mùa đầu tiên, phát hành trên Netflix vào tháng 3 năm 2019, với 18 câu chuyện khác nhau dài từ 6 đến 17 phút, mỗi câu chuyện được kể bằng phong cách hoạt hình khác nhau, các tình huống khác nhau, trở thành một trong những loạt phim truyền hình kỳ lạ nhất trên Netflix.

Love, Death And Robots season 2

Love, Death And Robots season 2 trở lại trên Netflix

Nội dung chưa mang tính đột phá

Thành công của mùa 1 với giải Emmy chính là bước đệm để một mùa phim thứ hai được kỳ vọng cao hơn... Love, Death And Robots season 2 bao gồm 8 tập phim hoạt hình ngắn. Số lượng các tập ít đi không phải là vấn đề mà người xem để tâm. Các câu chuyện mới là nhược điểm chí mạng của tuyển tập hoạt hình này. So với phần đầu tiên, mùa 2 hầu như chẳng còn mang đến cảm giác mới lạ màu sắc khiến người xem hào hứng nữa. Thay vào đó, nó lại sa chân vào vũng bùng “an toàn, trung bình và không có gì đặc sắc”.

Love, Death And Robots season 2

Love, Death And Robots season 2 bao gồm 8 tập

Điểm đáng tiếc là mùa phim này chưa có sự đột phá về tính gây cấn hay plot twist đặc sắc, chất lượng của các tập phim cơ bản chưa có sự đồng đều và nhẹ nhàng hơn so với volume 1 trước đó. Sự dông dài và lê thê trong các câu chuyện cũng thể hiện sự chưa đầu tư kỹ về nội dung của phần hai này khi khán giả phải chờ đợi khá lâu để được xem đỉnh điểm của câu chuyện rồi chợt nhận ra sẽ không có twist nào cả mà chỉ đơn giản là một câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống và lòng người, có thể kể đến chính là “Người khổng lồ chết đuối” của loạt phim. Điểm khác biệt tiếp theo chính là thông điệp về “hy vọng” được cài cắm khá nhiều trong từng tập phim, so với trước đây thì phim gần như mang lại những kết thúc tươi sáng hơn hẳn.

Review Love, Death & Robots season 2

Tập 8 – Người khổng lồ chết đuối.

Mãn nhãn trong từng thước phim

Nhưng bù lại, điểm cộng lớn nhất là phim được đầu tư chỉn chu hơn về khâu hình ảnh. 8 tập phim của Love, Death + Robots season 2 đem đến những thước phim vô cùng chân thật. Ưu điểm này khiến người xem cảm nhận rõ ràng hơn câu chuyện được truyền tải. Mỗi tập phim áp dụng các phong cách nghệ thuật khác nhau, từ đó luôn tạo ra cảm xúc mới mẻ.

Bên cạnh đó, công nghệ CG được ưa chuộng mang lại trải nghiệm đã mắt trong từng phân cảnh hành động, máu me. Tuy số lượng tập có đồ hoạ đỉnh cao có phần bị cắt giảm so với phần một nên việc “đại tiệc” mùa này có phần ít món ngon bổ mắt hơn mùa trước khá nhiều.

Review Love, Death & Robots season 2

Những cảnh CG hoành tráng.

Bên cạnh phần "nhìn", phần "nghe" của season 2 cũng đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng mạch cảm xúc cho phim. Các bản nhạc nền ấn tượng đan xen những khoản lặng đầy dụng ý khiến mỗi tập phim tuy chỉ kéo dài từ 8 - 18 phút nhưng vẫn đem lại trải nghiệm trọn vẹn cho khán giả.

Review Love, Death & Robots season 2: Chiều chuộng thị giác nhưng nội dung nhạt nhòa ảnh 5

Những câu chuyện của Love, Death & Robots season 2

Ngay khi giới thiệu Love, Death And Robots season 2, các nhà sản xuất đã lên kế hoạch cho season 3 bao gồm 8 tập. Ngoài ra, người sáng tạo loạt phim Tim Miller đã nói rằng anh ấy có đủ câu chuyện vào lúc này để có thể bắt đầu phát triển cả season 4 nếu dịch vụ phát hành trực tuyến đồng ý.

Xem thêm

Review sách: Kinh doanh thời trang thành công từ A - Z

Review sách: Kinh doanh thời trang thành công từ A - Z

Sau thành công của hai cuốn sách rất được giới trẻ đón nhận, mới đây, tác giả Nguyễn Mến – CEO của một hãng thời trang khá nổi tiêng ở Việt Nam đã tiếp tục ra cuốn sách “Kinh doanh thời trang thành công từ A-Z”.
Review phim Nobody - Cao thủ giang hồ lui về ở ẩn

Review phim Nobody - Cao thủ giang hồ lui về ở ẩn

Nobody có tuyến chính là “cao thủ giang hồ” lui về ở ẩn, đối mặt với những vấn đề của ông bố tuổi trung niên. Bộ phim còn mang đến thông điệp hài hước nhưng đầy triết lý: “Đừng xem thường những bậc cha chú, những người trông khù khờ, tưởng chừng vô hại".

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...