Review Trạng Tý - Nụ cười trẻ thơ có xóa tan những scandal trước đó

Sau nhiều lần dời lịch công chiếu, Trạng Tí đã chính thức được gặp gỡ khán giả tại các cụm rạp trên phòng vé. Tạm gác lại những lùm xùm ngoài lề, bộ phim có thể xem là một lối đi mới, đầu tư và chỉn chu hơn trong chế tác phim dành cho thiếu nhi Việt.

Gây sự chú ý từ những ngày đầu công bố dự án, Trạng Tí dù tốt hay xấu cũng luôn là cái tên "nóng" trong danh sách những bộ phim được ra mắt vào nửa đầu năm 2021. Mang câu chuyện độc đáo, tươi tắn và đậm chất giáo dục lên màn ảnh với sự đầu tư nhiều cho hình ảnh, Trạng Tí đúng là một bước đi tiến bộ cho các nhà làm phim khai thác mảng phim dành cho khán giả nhỏ và gia đình tại Việt Nam.

Phim Trạng Tý

Chuyện phim xoay quanh việc Tí (Huỳnh Hữu Khang) bắt đầu hành trình đi tìm cha, tìm ra nguồn gốc của mình vì không chịu nổi những cười chê, sỉ nhục mà mẹ mình là Hai Hậu (Oanh Kiều) ngày ngày đối mặt vì không chồng mà có con. Đồng hành cùng với tí là 3 người bạn thân Sửu (Phan Bảo Tiên), Dần (Vương Hoàng Long) và Mẹo (Trần Đức Anh). Đây được xem là yếu tố mới, thêm vào yếu tố thực tế khi xã hội phong kiến nhìn nhận một người mẹ đơn thân nhưng lại vô tình dấy lên nhiều tranh cãi về việc thay đổi kết cấu câu chuyện, biến thiên tính cách của Tí vì xử lý chưa khéo léo.

Trạng Tý

Ngoài 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo thì còn có thêm 2 diễn viên nhí được đánh giá cao khi tham gia diễn xuất là Hoàng Duy (vai Tỵ) và Kim Thư (vai Mùi). Tất cả các bạn nhỏ đều có khả năng nhập vai tốt, ổn định và thân thiện với người xem. Dù có nhiều đoạn còn chưa ổn khi diễn biến tâm lý nhân vật biến đổi mạnh, nhanh nhưng với lứa tuổi và kinh nghiệm của các bạn nhỏ, vai diễn mà các bạn đảm nhiệm được xem là vừa phải, an toàn tiếp cận khán giả.

Trạng Tý

Có thể nói ở Trạng Tí, đội ngũ sản xuất gặp phải nhiều khó khăn khi chọn chuyển thể và tái hiện đầu truyện Thần Đồng Đất Việt vốn là tác phẩm ấn tượng và có ảnh hưởng lớn đến tuổi thơ, đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam bấy lâu nay. Bỏ qua những tranh cãi về tác quyền, chỉ tập trung vào nội dung, chất lượng câu chuyện cũ mà mới được thể hiện thì Trạng Tí vẫn nằm trong vùng an toàn, chưa có nhiều bứt phá hay điểm nhấn độc đáo trong khán giả.

Trạng Tý

Dù vậy, nhờ hướng đi mới mà Trạng Tí đã đặt nặng vấn đề giáo dục trẻ em lên cao hơn so với phiên bản truyện tranh gốc. Điểm trừ của phim rơi vào việc đưa Tí chìm sâu vào những cảm xúc buồn, lo âu và phần nào khiến cậu bạn trở nên trưởng thành sớm, dù vẫn thông minh nhưng đánh mất đi ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ con.

Trạng Tý

Với kinh phí lên đến 43 tỷ đồng, Trạng Tí mang đến những trải nghiệm rất tốt về phần nhìn khi tận dụng từ thiên nhiên sẵn có và dựng cảnh làng Phan Thị, Đền Thần Hổ hay những địa điểm trong hành trình phiêu lưu của bộ tứ Tí Sửu Dần Mẹo đi qua rất bắt mắt, hợp mốc thời gian và bật lên nét hùng vĩ của thắng cảnh Việt Nam. Khách quan mà nói, Trạng Tí lên màn ảnh đã khiến người hâm mộ có cái nhìn mới hơn, "đã" hơn về công nghệ và kỹ xảo làm phim ngày nay tại Việt Nam. Trạng Tí sở hữu chuyển động mượt, góc quay ổn định, dễ quan sát khiến khán giả dù ở lứa tuổi nào cũng rất nhanh có thể nắm bắt được mạch phim và câu chuyện đang diễn ra trên màn ảnh rộng.

Thêm nữa, bộ phim được người xem đánh giá là ứng dụng tốt công nghệ CGI tân tiến trong các bối cảnh huyền ảo, thần thánh mỗi khi xuất hiện làm gia tăng sự thu hút, tạo cảm xúc và ấn tượng tốt cho khán giả khi xem phim.

Trạng Tý

Nhìn chung, Trạng Tí vẫn gửi đến khán giả hình ảnh Tí thông minh, lanh lợi cùng những người bạn dí dỏm Sửu, Dần, Mẹo... mà trước nay khán giả hay độc giả truyện tranh biết về họ. Đồng thời, với sự đầu tư về chất lượng hình ảnh, bối cảnh hoành tráng, phục trang đẹp và nhiều kỹ xảo hiện đại thì Trạng Tí hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tươi mới về đề tài phim thiếu nhi cho người xem, đặc biệt là khán giả nhỏ và các gia đình.

Phim dự kiến được công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào 30/4 và 1/5 sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...