Rượu sake Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật làm rượu sake truyền thống Nhật Bản với nấm kōji vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, khẳng định giá trị vượt thời gian và văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế kỷ…

Rượu sake Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Theo thông cáo từ cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc, kiến thức và kỹ thuật truyền thống làm rượu sake Nhật Bản với nấm kōji chính thức trở thành một phần trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống được công nhận nhờ trình độ kỹ thuật độc đáo lưu truyền qua nhiều thế kỷ, cũng như ý nghĩa sâu sắc vẫn được giữ vững trong văn hóa Nhật Bản.

“Mỗi nhà máy rượu tại Nhật Bản đều mang theo một câu chuyện lịch sử riêng. Theo thời gian, họ sản xuất rượu sake bằng các kỹ thuật nấu rượu được tinh chỉnh và phát triển tại từng khu vực”, ông Haruhiko Okura, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất Sake và Shochu Nhật Bản (JSS) chia sẻ.

Rượu sake là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và sự kiện hàng năm của Nhật Bản, được kết hợp hài hòa với lối sống cũng như văn hóa ẩm thực bốn mùa tại xứ sở hoa anh đào. Do đó, tìm hiểu về sake chính là cách tiếp cận sâu sắc hơn với văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Rượu sake được làm từ hạt ngũ cốc và nước, với nấm kōji sử dụng để chuyển hóa tinh bột trong nguyên liệu thành đường. Quy trình này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm cao, vì nó yêu cầu kiểm soát cẩn thận nhiệt độ và độ ẩm để đạt được hương vị và chất lượng đúng như mong muốn. Các kỹ thuật tương tự cũng được áp dụng để sản xuất shōchū, awamori và một số loại đồ uống có cồn khác.

Mang ý nghĩa như một món quà thiêng liêng từ thần linh, sake đóng vai trò quan trọng trong văn hoá nước Nhật. Nghệ thuật nấu rượu phần lớn được truyền lại qua hình thức học nghề.

Tại đây, rượu thường được sản xuất một cách rất công phu, tỉ mỉ bởi các bậc thầy nấu rượu, hay còn gọi là toji, cùng sự hỗ trợ tận tâm từ những người thợ phụ kurabito.

Các nhà máy rượu sake trải dài trên khắp Nhật Bản, với ít nhất một nhà máy tại tất cả 47 tỉnh thành, nơi họ làm quen với điều kiện khí hậu địa phương để tạo ra hương vị độc đáo riêng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực bảo tồn kỹ thuật truyền thống, vốn đã được truyền lại qua nhiều thế hệ ở các vùng miền trên khắp Nhật Bản. Sự công nhận từ UNESCO là một cơ hội để thúc đẩy ngành công nghiệp sake, phục vụ cho phát triển khu vực cũng như mở rộng thị trường quốc tế”, Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi phát biểu.

Nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống đánh dấu mục thứ 23 của Nhật Bản trên danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể, bên cạnh các nghệ thuật văn hóa quan trọng khác như washoku - văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, và nghệ thuật kịch kabuki.

Akira Sasaki, Chủ tịch Nhà máy Rượu Sasaki tại Kyoto, chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng điều này cũng sẽ trở thành cơ hội để mọi người đến Nhật Bản và ghé thăm chúng tôi cùng các nhà máy rượu sake trên toàn quốc”.

Xem thêm

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Có thể bạn quan tâm

Ban tổ chức tôn vinh lãnh đạo Hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Vinh danh 224 cá nhân, tổ chức doanh nghiệp du lịch tiêu biểu

Giải thưởng VITA AWARDS 2025 không chỉ là sự tôn vinh những cá nhân, tổ chức du lịch tiêu biểu mà còn là dịp để lan tỏa những giá trị tích cực, góp phần định hình một nền du lịch chuyên nghiệp, năng động và phát triển bền vững...

VITM Hà Nội 2025 có sự tham gia của trên 600 doanh nghiệp từ 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 16 quốc gia, vùng lãnh thổ

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025

Nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh, xúc tiến phát triển du lịch lịch Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 được tổ chức tại Hà Nội với nhiều hình ảnh ấn tượng...

Có một Venice giữa lòng Trung Đông

Có một Venice giữa lòng Trung Đông

Từ một bãi ngọc trai cũ ngoài khơi Doha, The Pearl đang từng bước mở rộng và phát triển vượt bậc, mang dáng dấp của một Venice hiện đại giữa lòng Trung Đông...

Singapore là điểm du lịch hút khách của Châu Á

Singapore là điểm du lịch hút khách của Châu Á

Singapore, dù có chi phí đắt đỏ hơn nhiều thành phố khác ở Đông Nam Á, nhưng vẫn thu hút được du khách quốc tế nhờ vào các điểm đến đẳng cấp thế giới, hội nghị quốc tế và sự kiện giải trí sôi động…