Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)
Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Theo Viện Nghiên cứu MM chuyên về công nghệ thông tin và truyền thông có trụ sở tại Tokyo, thị trường điện thoại thông minh ở Nhật Bản có mức tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Và cứ 10 thiết bị được bán ra thì có 1 thiết bị là hàng đã qua sử dụng.

Mỗi năm có khoảng 3 triệu chiếc điện thoại thông minh cũ được bán ra ở Nhật Bản và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 4 triệu vào năm tài chính 2028.

Thực trạng này diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất điện thoại đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong việc duy trì đà tăng trưởng doanh số giữa lúc thị trường bão hòa và người tiêu dùng cảm thấy chán nản với các tính năng mới nhưng không có gì nổi bật. Nhật Bản được đánh giá là một thị trường công nghệ quan trọng trên toàn cầu.

Trong hai năm qua, thu nhập thực tế ở Nhật Bản đã giảm trong hầu hết các tháng do nền kinh tế yếu và đồng tiền mất giá. Điều này cũng diễn ra sau nhiều thập kỷ tiền lương không hề ghi nhận mức tăng tương đương.

“Vì chi phí sinh hoạt - như nước, điện, gas, thực phẩm - tiếp tục tăng cao, nhiều người tiêu dùng không thể và không muốn chi quá nhiều tiền cho điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử cá nhân”, Hideaki Yokota, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu MM cho biết.

Không chỉ người dân, nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản cũng tìm tới thị trường điện thoại và đồ điện tử cũ. Họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đồng yên yếu và nền kinh tế trì trệ, nên đang tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách mua thiết bị giá rẻ hơn.

Sự phổ biến của điện thoại đã qua sử dụng cũng được thúc đẩy bởi khả năng tiếp cận các mặt hàng cũ ngày càng dễ dàng. Xu hướng này ban đầu nổi lên khi việc mua sắm trực tuyến nở rộ trong thời gian đại dịch, với các sản phẩm đã qua sử dụng là một trong những mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng trong thời gian họ "mắc kẹt" ở nhà.

“Các cửa hàng điện thoại thông minh cũ đang mọc lên như nấm, điều này cũng góp phần giúp thị trường phát triển nhanh chóng”, ông Yokota nói thêm.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng không mấy ấn tượng với những dòng điện thoại mới và họ hài lòng với những mẫu cũ hơn. Ông Hideaki Yokota lập luận rằng, người tiêu dùng không bị thuyết phục bởi những cải tiến hiệu suất còn khá hạn chế ở các mẫu điện thoại thông minh mới.

Nhu cầu quốc tế đối với điện thoại di động đã qua sử dụng cũng góp phần giải thích sự gia tăng doanh số bán hàng. Nhật Bản vốn đã là một trong những quốc gia rẻ nhất thế giới để mua iPhone, và với số lượng du khách đạt mức kỷ lục, các thiết bị đã qua sử dụng với giá cả “siêu hời” đang trong tầm ngắm của hàng chục triệu du khách đến đất nước này.

Các KOL du lịch liên tục đăng tải các video trực tuyến ca ngợi những cửa hàng điện thoại thông minh cũ ở quận Akihabara (Tokyo), nói rằng khu vực công nghệ huyền thoại này là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách.

Trên thực tế, thị trường hàng đã qua sử dụng tại Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng và giá cả hợp lý. Chính vì danh tiếng này mà một số chuỗi cửa hàng đồ cũ lớn ở Nhật Bản đã quyết định mở rộng sang nước ngoài, điển hình như BookOff và Second Street khai trương một số chi nhánh ở Đông Nam Á và Mỹ.

Nhiều dịch vụ cũng đã được thiết lập để tạo điều kiện cho các giao dịch quốc tế của các cửa hàng và các trang web đấu giá, khi người mua từ xa đang cố gắng tiếp cận thị trường đồ cũ đa dạng và chất lượng tại Nhật Bản.

Xem thêm

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Nhà hoang tại Nhật Bản hút khách nước ngoài

Số liệu mới cho thấy gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản là nhà để trống, nhưng tình trạng dư thừa bất động sản này đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài…

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…