Nhật Bản dự chi 65 tỷ USD, quyết tâm khôi phục vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp chip

Nhật Bản đã công bố một kế hoạch mới trị giá hàng tỷ USD nhằm phục hồi ngành công nghiệp chip và trí tuệ nhân tạo, với mục tiêu khôi phục vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn…

shutterstock-2327623889-scaled.jpg
Nhật Bản nhắm mục tiêu tăng trưởng doanh thu chip nội địa lên 15 nghìn tỷ Yên vào năm 2030

Nhật Bản vừa công bố một kế hoạch mới nhằm tái sinh ngành công nghiệp chip và trí tuệ nhân tạo nội địa với khoản hỗ trợ tài chính lên đến hơn 10 nghìn tỷ yên (trên 65 tỷ USD) từ nay cho đến năm 2030.

Trong một tuyên bố chính thức, Thủ tướng Shigeru Ishiba nhấn mạnh: "Chính phủ Nhật Bản sẽ xây dựng một khuôn khổ hỗ trợ mới để thu hút hơn 50 nghìn tỷ yên đầu tư công và tư nhân trong 10 năm tới”.

Đây cũng là một phần trong các nỗ lực phục hồi quy mô lớn của Nhật Bản, còn được gọi là gói kinh tế toàn diện và được tài trợ thông qua các khoản trợ cấp, đầu tư từ tổ chức chính phủ và bảo lãnh nợ, theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.

NỖ LỰC HỒI SINH NGÀNH CHIP

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn của mình, với mục tiêu tăng gấp ba doanh thu từ chip sản xuất trong nước lên hơn 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.

Một trong những công ty có thể hưởng lợi từ khoản tài trợ là Rapidus, một doanh nghiệp bán dẫn do nhà nước hậu thuẫn, đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi ngành chip của Nhật Bản.

Ra đời vào năm 2022 do chính phủ Nhật Bản sáng lập, Rapidus nhận được sự hỗ trợ từ một loạt các công ty lớn của Nhật Bản, bao gồm Toyota Motor và Sony Group. Rapidus hiện cũng đang hợp tác với “ông lớn” công nghệ IBM của Mỹ.

images.jpg
Rapidus hiện đang tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất chip tiên tiến tại Nhật Bản, với mục tiêu không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu

Công ty này đã nhận được hơn 2 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ, với mục tiêu sản xuất thương mại các con chip logic tiên tiến 2 nanomet vào năm 2027.

Ngoài ra, chip logic được sử dụng để xử lý thông tin và thực hiện các tác vụ trong thiết bị điện tử. Những loại chip logic tiên tiến nhất là rất quan trọng trong các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử và học máy.

Chủ tịch Rapidus Tetsuro Higashi, đã coi công ty là cơ hội cuối cùng của Nhật Bản để lấy lại vị thế dẫn đầu trong ngành bán dẫn toàn cầu khi nước này đang cố gắng bắt kịp hai đối thủ láng giềng như Đài Loan và Hàn Quốc.

Vào những năm 1980, Nhật Bản là quốc gia thống trị ngành công nghiệp bán dẫn và chiếm lĩnh hơn một nửa thị phần bán dẫn toàn cầu.

Tuy nhiên, quốc gia này bắt đầu mất vị thế dẫn đầu khi các đối thủ nước ngoài như TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.), hiện là nhà sản xuất chip hợp đồng thống trị thế giới, và Samsung của Hàn Quốc nổi lên. Cả Samsung và TSMC đều đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất thương mại các chip 2 nanomet vào năm 2025.

Trong khi đó, Mỹ đã trở thành một “người chơi” quan trọng trong lĩnh vực thiết kế chip, với các công ty như Intel và Micron Technology, trong khi Hà Lan lại đứng đầu trong phân khúc sản xuất thiết bị chế tạo chip tiên tiến nhất thế giới thông qua công ty ASML.

“CƠ HỘI VÀNG"

Mặc dù đã mất vị thế dẫn đầu trong sản xuất và chế tạo chip, nhưng Nhật Bản vẫn là một quốc gia vượt trội về một số vật liệu và thiết bị bán dẫn, ông Michael Yang, giám đốc cấp cao về bán dẫn tại công ty phân tích và tư vấn Omdia chia sẻ với CNBC.

Do đó, thông qua các khoản trợ cấp dành cho chip, chủ yếu nhằm tăng cường công suất sản xuất, xứ sở mặt trời mọc sẽ có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác của chuỗi cung ứng và nâng cao danh tiếng của mình, ông Yang bổ sung thêm.

Tuy nhiên, việc khôi phục thị trường chip sẽ là một cuộc chiến khó khăn đối với Nhật Bản, đồng thời yêu cầu Rapidus phải tìm ra "lối tắt" trong thiết kế và sản xuất chip để có thể đuổi kịp được các công ty bán dẫn hàng đầu, ông Brady Wang, nhà phân tích bán dẫn tại Counterpoint Research nhận xét.

Đại diện của Rapidus cho biết kiến trúc của chip 2 nanomet khác biệt so với các chip 3 nanomet, khiến việc sản xuất hàng loạt loại chip này đều là thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, không thể phủ nhận đây là một cơ hội vàng để gia nhập và chiếm ưu thế trên thị trường.

20240217-wbp503.jpg

Trong nỗ lực này, trợ cấp tài chính là điều cần thiết nhưng không thể đảm bảo thành công, ông Brady Wang lưu ý và nhấn mạnh rằng TSMC đã mất hơn một thập kỷ để bắt kịp các công ty chip toàn cầu và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.

"Trợ cấp chỉ là yêu cầu cơ bản để gia nhập ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng thành công đòi hỏi những biện pháp hỗ trợ khác, chẳng hạn như nhân tài, công nghệ và chiến lược”, ông Ken Kuo, phó giám đốc nghiên cứu cao cấp tại công ty phân tích thị trường công nghệ TrendForce chỉ ra.

Ngoài việc cố gắng xây dựng một nhà sản xuất chip mang tầm vóc quốc tế tại Nhật Bản, các khoản trợ cấp của chính phủ cũng nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, với các công ty sản xuất chip như TSMC, Samsung Electronics và Intel Corp đã đồng ý đầu tư hàng tỷ USD vào Nhật Bản.

Các công ty này là những nhà lãnh đạo trong sản xuất chip nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu, thành phần thiết yếu trong các trung tâm dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.

TSMC đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo chip thứ hai tại Nhật Bản trước khi hoàn thành nhà máy đầu tiên.

Theo ông Brady Wang của Counterpoint, việc thu hút các công ty như vậy vào Nhật Bản có thể giúp quốc gia này nhanh chóng tăng cường tính tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng và xây dựng hệ sinh thái bán dẫn một cách nhanh chóng.

Nhật Bản cũng đã ký các thỏa thuận hợp tác - với các đồng minh như Mỹ, Anh, Đài Loan và một số quốc gia EU - nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các bán dẫn thế hệ tiếp theo.

Xem thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…