Rút quân khỏi Syria, người Mỹ để lại gì?

Ngày 19/10/2019, nhóm nhà báo đi cùng một đội quân cảnh Nga đã đến căn cứ bỏ hoang của Mỹ tại ngoại vi thành phố Manbij, Syria, ghi lại hình ảnh những gì quân Mỹ để lại trong cuộc rút lui khỏi địa bàn chiến lược này.
Rút quân khỏi Syria, người Mỹ để lại gì?

Nhóm phóng viên kênh  Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga quay lại một phần của căn cứ quân sự Mỹ nằm cách thị trấn Manbij 7 km, được triển khai từ khoảng ba năm trước này, .

Trước khi rút chạy, căn cứ là nơi đồn trú của 300 quân nhân Mỹ với khoảng 15 phương tiện cơ giới sử dụng để tuần tra khu vực.

Trong cuộc rút quân này, các đơn vị Mỹ chỉ mang đi vũ khí, đạn dược và phương tiện cơ động, doanh trại trong căn cứ còn nguyên vẹn. Người Mỹ đã dự đoán ai sẽ đến thay thế họ. Trên khắp căn cứ, các phóng viên tìm thấy những thông điệp cho người Nga, phóng viên TV Zvezda giải thích, chỉ vào một bản vẽ một con đại bàng đầu trọc với dòng chữ viết bên trên “đang theo dõi - luôn luôn theo dõi”. Còn có cả một cuốn sách với thông điệp “Tôi  yêu Quân đội Mỹ” được viết trên bìa.

Các phóng viên kênh TV Zvezda không phải là những người duy nhất được vào căn cứ, hãng tin News-Front đăng một video khác với một số tin nhắn được cho là gửi người Nga trên một tấm bảng trắng với thông điệp: Chúng tôi yêu nước Mỹ, trái tim, Nga và @realDONALDTRUMP và #Các đồng chí".

Một tấm bảng trắng khác ghi tuyên bố, Nike của Mỹ tốt hơn Adidas (thương hiệu quần áo Đức được người Nga ưa thích, theo văn hóa pop Mỹ), rượu whisky ngon hơn rượu vodka.

Trong video, ở phút thứ 9:50, phóng viên giới thiệu một cuốn sổ tay với cụm từ: “Tôi đoán không có gì diễn ra việc triển khai này, và tôi sẽ thoải mái” được ghi trên trang bìa.

Ngoài ra có thể thấy những khu vực khác của căn cứ, trong đó một phòng cách âm, có thể là trung tâm chỉ huy căn cứ. Ngoài ra còn có căng tin, phòng giặt là, doanh trại quân nhân...

Theo các binh sĩ Syria đang kiểm soát cơ sở này, hầu hết các thiết bị Mỹ để lại vẫn hoạt động bình thường. Ngoài ra còn có một căn cứ thứ hai của Mỹ cách khoảng 9.5 km về phía bắc gần khu định cư Dadat, hiện cũng nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Syria.

Đầu tuần này, quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ trả lời Reuters cho biết, quân đội Mỹ hoàn thành việc quân rút khỏi Manbij, nhưng vẫn kiểm soát không phận ở phía đông bắc Syria. Các đơn vị Quân đội Mỹ rút khỏi miền bắc Syria đầu tháng 10. Ngay sau đó, ngày 09.10.2019, Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chiến dịch quân sự chống lại người Kurd Syria, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ và các đồng minh NATO chỉ trích mạnh mẽ và đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt. Chính quyền Syria tuyên bố yêu cầu rút ngay lập tức tất cả các lực lượng bất hợp pháp khỏi quốc gia này.

Mỹ rút quân nhanh chóng và chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ buộc lực lượng dân quân người Kurd, đang kiểm soát phần lớn miền bắc Syria ký một thỏa thuận, cho phép quân đội Syria tiến vào các vị trí dọc theo vùng biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc quân đội Syria thay thế lực lượng dân quân người Kurd trên vùng biên giới bị Ankara coi rằng đó là một hành động chiến tranh với quốc gia này.

Cận cảnh căn cứ quân sự Mỹ ở Syria. Video TV Zvezda

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…