Sắp có một công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới

Một công ty đầu tư của Anh sẽ hợp tác cùng đối thủ của mình tại Mỹ để cùng cố vấn quản lý tài sản cho hoàng gia Anh và một số thành viên của gia đình sở hữu Tạp chí Forbes.
Sắp có một công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới

FWM Holdings - công ty mẹ của Forbes Family Trust và Stanhope Capital - công ty tư vấn đầu tư cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã cùng công bố kế hoạch sáp nhập vào thứ Ba (24/11) theo giờ địa phương. 

Thoả thuận này sẽ tạo ra một trong những công ty quản lý đầu tư, tài sản độc lập lớn nhất thế giới với tổng số tài sản quản lý lên đến 24 tỷ USD, bao gồm cổ phần tư nhân, bất động sản và quỹ đầu cơ. Các điều khoản của việc sát nhập, dự kiến được hoàn thành vào quý I năm 2021, hiện vẫn chưa được tiết lộ. 

CEO Daniel Pinto của Stanhope Capital nhận xét: “Cả hai công ty như thể có DNA giống hệt nhau vậy.”

FWM Holdings giám sát số tài sản trị giá 11,2 tỷ USD của hơn 70 gia đình giàu có nhất thế giới, chủ yếu ở Hoa Kỳ, bao gồm cả quỹ uỷ thác Forbes Family Trust - ban đầu được thành lập để quản lý tài sản của các thành viên trong gia đình Forbes.

Bên cạnh việc tiếp tục quản lý tài sản cho một số thành viên của gia đình Forbes, quỹ uỷ thác đã “mở cửa” cho các khách hàng bên ngoài vào năm 2019. “Những hướng đi của chúng tôi đã có được sự đồng ý từ gia đình Forbes, những người đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại thị trường tự do trong hơn một thế kỷ qua. Giống như nhà sáng lập của chúng tôi, Forbes Family Trust sẽ tiếp bước truyền thống xây dựng tài sản và mục tiêu lối sống cho các thế hệ tương lai,” tuyên bố được đưa ra trên website chính thức cho biết. 

Giám đốc điều hành FWM Holdings Keith Bloomfield chia sẻ, thoả thuận với Stanhope sẽ mở rộng phạm vị tiếp cận của FMW ra bên ngoài Hoa Kỳ và tăng cường khả năng đầu tư của công ty. FMW Holdings cũng sở hữu LGL Partners và Optima Fund Management. 

Standhope Capital, có trụ sở tại London, là đơn vị giám sát 13 tỷ USD cho các khách hàng tư nhân, các khoản tài trợ và tổ chức từ thiên, bao gồm Duchy of Lancaster - một khu đất tư nhân, tài sản và tài sản được uỷ thác cho lợi ích cá nhân của Nữ hoàng Anh. Nữ hoàng sở hữu một “bộ sưu tập” bất động sản phong phú trên khắp nước Anh và xứ Wales, bao gồm cả bất động sản thương mại hàng đầu ở London.

Bản thân Nữ hoàng được hưởng lợi nhuận từ những bất động sản này mỗi năm, tổng cộng lên tới 23,2 triệu bảng Anh trong 12 tháng tính đến tháng 3 vừa qua. Khoản thu nhập này tách biệt với Trợ cấp Chủ quyền - khoản thanh toán một lần từ chính phủ dành cho Nữ hoàng, bao gồm chi phí đi lại chính thức, chi phí nhân viên và chi phí cung điện mỗi năm. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Trang bìa 10 tỷ USD của Forbes

Trang bìa 10 tỷ USD của Forbes

Forbes vừa công bố danh sách Những phụ nữ tự thân giàu nhất nước Mỹ. Và vì không thể quyết định ai sẽ xuất hiện trên trang bìa ấn phẩm này, họ đã chọn tới 9 cá nhân. Đây được đánh giá là những

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...