SCG công bố kết quả kinh doanh nửa đầu 2017: Lợi nhuận tương đương so với cùng kỳ năm ngoái

SCG vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2017, cho thấy lợi nhuận tương đương so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động hiệu quả từ quý 1.
SCG công bố kết quả kinh doanh nửa đầu 2017: Lợi nhuận tương đương so với cùng kỳ năm ngoái

Ông Roongrote Rangiyopash - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn SCG cho biết, kết quả kinh doanh trước kiểm toán của công ty trong Quý 2/2017, với doanh thu bán hàng đạt 72.550 tỷ đồng (3.173 triệu USD), tương đương so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trong kỳ đạt 8.835 tỷ đồng (386 triệu USD), giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 24% so với quý trước, chủ yếu do lỗ hàng tồn kho, chi phí nguyên liệu đầu vào cao, sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự đình trệ trên thị trường nội địa ở lĩnh vực Xi măng-Vật liệu xây dựng.

Lợi nhuận của SCG trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 20.425 tỷ đồng (883 triệu USD), tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, nhờ kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2017 và doanh thu bán hàng tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 150.062 tỷ đồng (6.485 triệu USD). Doanh thu xuất khẩu trong nửa đầu năm 2017 chiếm 27% doanh thu bán hàng hợp nhất của SCG, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 40.459 tỷ đồng (1.748 triệu USD), chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Nam Á.

Cụ thể, tại khu vực ASEAN (không bao gồm Thái Lan), doanh thu bán hàng của SCG Quý 2/2017 đạt 17.387 tỷ đồng (760 triệu USD), tăng trưởng 3% so với năm trước và chiếm 24% tổng doanh thu bán hàng của SCG. Doanh thu này bao gồm doanh thu từ hàng sản xuất tại từng thị trường trong khu vực Đông Nam Á và nhập khẩu từ Thái Lan.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của SCG trong nửa đầu năm 2017 đạt 34.667 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 24% tổng doanh thu bán hàng của SCG. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, SCG có tổng tài sản 368.249 tỷ đồng (16.254 triệu USD), trong đó khu vực ASEAN (không bao gồm Thái Lan) chiếm 25% tương đương 91.855 tỷ VND (4.054 triệu USD).

Tại thị trường Việt Nam, doanh thu của SCG từ hoạt động bán hàng trong Quý 2/2017 đạt 6.613 tỷ đồng (289 triệu USD), bao gồm cả doanh thu từ sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Thái Lan, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu từ kinh doanh bao bì. Trong giai đoạn nửa đầu năm 2017, báo cáo doanh thu bán hàng thị trường Việt Nam của SCG đạt 12.300 tỷ đồng (532 triệu đô la Mỹ), tăng 17% so với năm trước.

Ông Roongrote cho biết thêm: "SCG sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại thị trường ASEAN. Gần đây, tập đoàn đã thông qua khoản đầu tư vào tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam - Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn (LSP). Đây là dự án liên doanh cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) có tổng giá trị đầu tư lên đến 5,4 tỉ USD, trong đó SCG đóng góp 71% cổ phần. Dự án được trang bị công nghệ hiện đại với quy mô lớn sẽ giúp giảm gánh nặng nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam. Nhà máy cho phép sản xuất linh hoạt với công suất Olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng trong bốn năm rưỡi và bắt đầu hoạt động thương mại vào khoảng nửa đầu năm 2022”.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu bán hàng từ các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cao (HVA) của SCG đạt 57.527 tỷ đồng (2.486 triệu USD), tăng 5% so với năm trước và chiếm 38% tổng doanh thu bán hàng. Gần đây, SCG đã ra mắt "Trung tâm Sáng tạo Mở rộng" (Open Innovation Center) nhằm tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ từ các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.  Đây là nỗ lực nhằm kết nối các ý tưởng và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo ra thị trường, cũng như phát huy năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với tốc độ và sự chính xác cao.

Ngoài ra, SCG cũng tìm hướng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (starup) với sự ra mắt gần đây của Công Ty Liên Doanh Vốn (CVC) AddVentures. AddVentures chú trọng đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh trong lĩnh vực công nghệ số và sáng tạo, nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới áp dụng kỹ thuật số. Hơn nữa, nội bộ tập đoàn cũng đã khởi xướng chương trình khởi nghiệp, giúp nhân viên học hỏi từ các mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Bên cạnh đó, SCG dự kiến sẽ đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khoảng 3.333 tỷ đồng (144 triệu USD) trong năm 2017."

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...