Singapore ước tính thu về hơn 500 triệu USD nhờ cuộc gặp Trump-Kim

Doanh thu từ du lịch, bán lẻ và truyền thông của Singapore ước tính gấp 38 lần chi phí nước này tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Singapore ước tính thu về hơn 500 triệu USD nhờ cuộc gặp Trump-Kim

Singapore chi ra khoảng 15 triệu USD dành cho việc đăng cai hội nghị lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó một nửa số tiền thuộc về công tác đảm bảo an ninh, theo Straits Times.

Chi phí dành cho truyền thông ước tính chưa đến 3,7 triệu USD, bao gồm việc thiết lập trung tâm báo chí quốc tế dành cho khoảng 2.500 phóng viên tác nghiệp. Chính phủ Singapore không hé lộ các khoản chi khác.

Đổi lại, Singapore được nhắc đến và xuất hiện trên khắp truyền thông thế giới, trong đó có hình ảnh Vịnh Marina, nơi ông Kim bất ngờ ghé thăm vào tối 11/6.

Công ty thông tin truyền thông Meltwater ước tính giá trị quảng cáo, dựa vào tần suất xuất hiện của Singapore trên truyền thông trực tuyến trong 3 ngày ông Trump và ông Kim lưu lại, lên tới 200 triệu USD. Chưa kể đến hiệu ứng truyền thông từ tháng trước, khiến giá trị quảng cáo có thể nhảy vọt lên tới 570 triệu USD.

Con số này còn có thể cao hơn nếu tính cả giá trị thu về từ báo giấy, truyền hình hay mạng xã hội.

Đặc biệt, các khách sạn của Singapore thu hút nhiều sự quan tâm nhất. Khoảng hơn 20.000 bài báo trên mạng có đề cập tới khách sạn Capella, nơi diễn ra cuộc gặp Trump - Kim. Các khách sạn mà hai lãnh đạo lưu lại là Shangri-La và St Regis cũng có số lần được nhắc đến tương ứng một phần năm con số trên.

Bên cạnh đó, Singapore còn ước tính thu về ít nhất hơn 5 triệu USD từ du lịch, theo ông Michael Chiam, giảng viên cao cấp Học viện Ngee Ann Polytechnic. Ông đưa ra con số này dựa trên tính toán khoảng 4.000 phóng viên và nhân viên an ninh chi trung bình 500 USD một ngày, bao gồm chỗ ăn ở.

Nguồn doanh thu ngắn hạn trên có thể bị mất cân đối bởi lượng du khách hao hụt vì những bất tiện trong thời gian diễn ra hội nghị, ông Lucas Tok, giảng viên về bán lẻ và marketing, trường Polytechnic Singapore, cho hay. Thực tế, các biện pháp an ninh được thắt chặt trên đảo Sentosa và khu vực Orchard đã khiến một số tiểu thương, người dân và du khách không thể tiếp cận.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn lạc quan về những lợi ích lâu dài đối với Singapore sau khi trở thành chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh quan trọng. "Singapore ở đâu?" là một trong những câu hỏi được hỏi nhiều nhất trên Google, cho thấy nhu cầu tìm hiểu về quốc đảo gia tăng.

"Thông thường, sau khi một nơi thu hút được sự quan tâm, lượng du khách có xu hướng tăng lên trong vài tháng sau đó", ông Tok nói.

Ông Nicholas Fang, giám đốc an ninh và các vấn đề toàn cầu của Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, đánh giá sự kiện lịch sử trên đã góp phần thúc đẩy thương hiệu của Singapore trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

"Thực tế một quốc gia nhỏ như Singapore có thể trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu suốt nhiều ngày sẽ không gây hại gì đến thương hiệu Singapore mà còn mang lại lợi ích cho các công ty và cá nhân Singapore trên trường quốc tế", ông nói.

Theo Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…