S&P 500 và Nasdaq trượt khỏi mốc kỷ lục, giá dầu tăng gần 2%

S&P 500 và Nasdaq kết thúc phiên 6/6 giảm nhẹ, rút khỏi mức cao kỷ lục trước đó khi các nhà đầu tư chuẩn bị đón báo cáo quan trọng về thị trường lao động…

S&P 500 và Nasdaq trượt khỏi mốc kỷ lục, giá dầu tăng gần 2%

Kết thúc phiên 6/6, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 78,84 điểm (+0,20%) lên 38.886,17 điểm, S&P 500 mất 1,07 điểm (-0,02%) xuống 5.352,96 điểm và Nasdaq Composite giảm 14,78 điểm (-0,09%) xuống 17.173,12 điểm.

Tiêu dùng không thiết yếu và năng lượng là 2 ngành dẫn đầu mức tăng trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500. Trong khi đó, tiện ích và công nghiệp đã kéo S&P 500 đi xuống.

Chỉ số Nasdaq cũng mất đà khi cổ phiếu công nghệ sụt giảm.

Cụ thể, Nvidia giảm 1,1% và trở lại vị trí công ty có giá trị thứ ba thế giới một ngày sau khi vượt qua Apple để chiếm lấy vị trí thứ hai. Lợi nhuận của Nvidia và các công ty liên quan đến AI đều đã có công thúc đẩy sự phục hồi của Phố Wall trong năm nay, với nhà sản xuất chip này chiếm khoảng 1/3 mức tăng hơn 12% từ đầu năm đến nay của S&P 500.

Cổ phiếu NIO niêm yết tại Mỹ giảm 6,8% sau khi nhà sản xuất xe điện Trung Quốc báo cáo khoản lỗ ròng hàng quý.

Tương tự, nhà bán lẻ Five Below cũng mất tới 10,6% vì cắt giảm dự báo doanh thu ròng hàng năm.

GameStop tăng vọt 47% sau khi nhà đầu tư độc lập Keith Gill, hay còn được biết đến với biệt danh "Roaring Kitty", thông báo sẽ tổ chức một buổi phát trực tiếp (livestream) vào thứ Sáu.

Cổ phiếu Lululemon Athletica thêm 4,8% nhờ công bố lợi nhuận và doanh thu quý đầu tiên vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,4 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,7 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, các nhà đầu tư hiện đang chờ đón dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng của Mỹ, sẽ được công bố vào 7/6.

Báo cáo yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần là dữ liệu mới nhất cho thấy thị trường lao động đang dần nới lỏng, điều này có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch nhận thấy 68% khả năng giảm lãi suất vào tháng 9 và đã kỳ vọng khoảng hai lần cắt giảm trong năm nay. Các nhà dự báo được Reuters thăm dò cũng dự đoán sẽ có hai lần cắt giảm.

“Thị trường đang ở trong tình trạng “khát” thông tin từ nay đến ngày mai. Nhưng nhìn chung, chúng ta đang bước thời kỳ mà các chính sách nới lỏng sẽ bắt đầu được thực hiện tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới, ngoại trừ Nhật Bản”, Thomas Hayes, chủ tịch của Great Hill Capital ở New York cho biết.

Cũng trong ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2019.

GIÁ DẦU TĂNG CAO

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng vọt 2% sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định cắt giảm lãi suất, làm dấy lên hy vọng rằng Fed sẽ sớm nối gót ECB.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 1,46 USD tương đương 1,86% ở mức 79,87 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,48 USD tương đương 2% ở mức 75,55 USD/thùng.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tiến hành đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2019, với lý do đã đạt được tiến bộ trong việc hạ nhiệt lạm phát. Tuy nhiên, ECB vẫn cảnh báo rằng cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.

Vẫn có một số ý kiến tỏ ra không chắc chắn về việc lạm phát đã giảm đủ để ECB thực hiện một chu kỳ nới lỏng. Tại Mỹ, các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9, theo cuộc thăm dò từ 31/5 - 5/6 của Reuters.

Trước đó, thông báo của OPEC+ về việc loại bỏ dần một số đợt cắt giảm sản lượng kể từ quý 3, kết hợp với nguồn cung nhiên liệu mạnh mẽ, đã khiến giá dầu giảm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman mới đây đã cho biết OPEC+ có thể tạm dừng hoặc đảo ngược việc tăng sản lượng nếu họ thấy được thị trường vẫn chưa sẵn sàng.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng đưa ra lưu ý tương tự và thông báo rằng OPEC+ có thể điều chỉnh thỏa thuận nếu cần thiết, đồng thời nhấn mạnh việc giá lao dốc sau cuộc họp là do hiểu sai về thỏa thuận và các yếu tố đầu cơ.

Nhà phân tích Amarpreet Singh của Barclays viết trong một ghi chú: “Thị trường dầu mỏ đã phản ứng hơi tiêu cực với kết quả cuộc họp OPEC+. Các chỉ số nhu cầu chắc chắn đã giảm đi phần nào trong thời gian gần đây, nhưng không đến mức rơi tuột khỏi vách đá”.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ hồi phục, giá dầu nhích tăng

Chứng khoán Mỹ hồi phục, giá dầu nhích tăng

Sau mức giảm mạnh một ngày trước đó, các chỉ số chính của Phố Wall đã phục hồi trở lại trong phiên 24/5. Nasdaq đạt tuần tăng thứ năm liên tiếp và đóng cửa ở mức cao kỷ lục…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...