Starbucks tiết lộ kế hoạch loại bỏ đồ sử dụng một lần, khuyến khích các vật đựng tái sử dụng

Starbucks đã tiết lộ các bước mới nhất mà họ đang thực hiện để giảm thiểu việc sử dụng cốc dùng một lần.
Starbucks tiết lộ kế hoạch loại bỏ đồ sử dụng một lần, khuyến khích các vật đựng tái sử dụng

Khi Starbucks mở của làm việc trở lại trụ sở chính tại Seattle vào tuần trước, lực lượng lao động của họ đã nhận thấy rằng cốc nhựa và cốc giấy dùng một lần của chuỗi cà phê đã được thay thế bằng các lựa chọn có thể tái sử dụng.

Đó là một sự thay đổi mà công ty đang cố gắng mang đến cho tất cả các đơn vị cà phê trên toàn thế giới, với khoảng 7 tỷ cốc dùng một lần được thải ra mỗi năm.

Trước cuộc họp cổ đông thường niên vào 16/3, Starbucks đã tiết lộ những dự định mới nhất mà họ sẽ thực hiện để giảm việc sử dụng cốc dùng một lần, bao gồm hơn 20 lần thử nghiệm lặp lại khác nhau trên tám thị trường để tìm ra cách tốt nhất nhằm loại bỏ cốc sử dụng một lần.

Vào cuối năm sau, khách hàng của Starbucks sẽ có thể sử dụng cốc tái sử dụng cá nhân của họ cho mọi đơn đặt hàng tại Hoa Kỳ và Canada. Điều đó bao gồm cả đơn đặt hàng “drive-thru” và đơn đặt hàng di động, mà hiện vẫn sử dụng cốc giấy một lần. 

“Chúng tôi đang thực hiện rất nhiều bài kiểm tra để hiểu cách nào là thuận tiện nhất cho khách hàng mà không làm chậm quá trình xếp hàng theo lượt nói chung, đồng thời cũng thân thiện về mặt hoạt động đối với các đối tác của thương hiệu” bà Amelia Landers, phó chủ tịch bộ phận đổi mới và phát triển sản phẩm của Starbucks cho biết trong một cuộc phỏng vấn. 

Công ty hiện có mục tiêu lớn hơn là cắt giảm một nửa chất thải và lượng khí thải carbon từ các hoạt động trực tiếp vào năm 2030 vì mục tiêu trở thành “nguồn tài nguyên tích cực” vào một ngày nào đó. Và đến năm 2025, Starbucks muốn tất cả khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với những chiếc cốc có thể tái sử dụng do công ty cung cấp hoặc những chiếc cốc mà họ mang từ nhà đi. 

Theo giám đốc phát triển bền vững của công ty, Michael Kobori, cốc và nắp dùng một lần chiếm 40% lượng rác thải đóng gói của công ty. “Những chiếc cốc chiếm khoảng 20% lượng rác thải của chúng tôi trên toàn cầu, và chúng tôi hy vọng có thể thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người, khuyển khích việc giảm thiểu chất thải và sự lãng phí. Tại Starbucks, chúng tôi thực sự muốn làm một tấm gương và thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp”.

Nhưng việc thúc đẩy khách hàng từ bỏ cốc sử dụng một lần cho đến nay vẫn còn khá khó khăn đối với công ty. Starbucks trước đây đã đặt mục tiêu có được một phần tư người tiêu dùng sử dụng cốc có thể tái sử dụng vào năm 2015, nhưng công ty đã không đạt được tiêu chuẩn đó.

“Những gì chúng tôi đã học được từ nghiên cứu người tiêu dùng là ngay cả những nhà hoạt động nhiệt tình nhất về tính bền vững cũng phải thừa nhận họ không thể mang kè kè một chiếc cốc tái sử dụng trong mọi lúc mọi nơi,” bà Landers chia sẻ.

Starbucks đã giảm giá 10cent cho mỗi đơn đặt hàng dùng cốc cá nhân kể từ những năm 1980, nhưng rất ít khách hàng hứng thú với ưu đãi này. Năm nay, công ty đang tiến hành các cuộc thử nghiệm khác nhau trên khắp Hoa Kỳ để xem người uống cà phê phản ứng như thế nào với các biện pháp khác nhau như tính phí 10cent cho cốc sử dụng 1 lần và giảm 50cent cho đơn hàng dùng cốc tái sử dụng. 

Starbucks cũng đang có kế hoạch thử nghiệm các khu vực rửa cốc mới trong các quán cà phê của mình ở O’ahu, Hawaii và trong khuôn viên của Đại học Bang Arizona. Khách hàng có thể rửa sạch cốc cá nhân của mình trước khi gọi đồ uống.

Công ty đang thử nghiệm các chương trình “thuê cốc” ở Nhật Bản, Singapore và London. Các cửa hàng sẽ nhận lại những chiếc cốc có thể tái sử dụng từ khách hàng, làm sạch chúng một cách chuyên nghiệp và cung cấp lại cho khách hàng tiếp theo. Công ty đã thử nghiệm chương trình này ở Seattle, nơi khách hàng trả tiền cọc cho mỗi chiếc cốc và nhận lại 1 USD khi trả cốc. 

Tại Hàn Quốc, Starbucks đã cam kết ngừng sản xuất cốc dùng một lần vào năm 2025. Bốn cửa hàng ở Jeju và 12 địa điểm ở Seoul đã loại bỏ tất cả cốc dùng một lần. Theo Starbucks, các thử nghiệm ban đầu ở Jeju đã giúp tiết kiệm được 200.000 cốc dùng một lần trong 3 tháng đầu tiên. 

Các cam kết của Starbucks đối với các vấn đề xã hội, bao gồm công bằng chủng tộc và biến đổi khí hậu, đã khiến công ty trở nên thu hút với các nhà đầu tư chứng khoán đặt trọng tâm đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty đã giảm 26% trong 12 tháng qua do công ty phải đối mặt với chi phí cao hơn và những bất ổn kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như Covid-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine.  Starbucks có giá trị thị trường hiện ở mức 91,1 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…