Starbucks tiết lộ khoản chệnh lệch giữa mức lương của nhân viên nam giới và nữ giới

Starbucks cho biết từ lâu họ đã tôn trọng bình đẳng giới và đề cao quyền lợi của tất cả mọi nhân viên.
Starbucks tiết lộ khoản chệnh lệch giữa mức lương của nhân viên nam giới và nữ giới

Tính đến tháng 11/2019, Starbucks đã báo cao rằng mức lương trung bình của họ cho nhân viên nữ trên toàn cầu là 98,3% so với lương nhân viên nam giới. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ chi trả trung bình là 100% đối với phụ nữ và 100% đối với người thiểu số. 

“Bình đẳng thu nhập tại Starbucks từ lâu đã được đặt lên ưu tiên hàng đầu và chúng tôi luôn làm việc môt cách nghiêm túc để có thể đảm bảo nữ giới và nam giới đều nhận được quyền lợi công bằng nhất,” phát ngôn viên của Starbucks cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cam kết đạt được và duy trì tính bình đẳng giới trong việc tạo điều kiện và trả lương cho các đơn vị và đối tác của mình trên thị trường toàn cầu.” 

Vào đầu năm nay, Starbucks đã ký vào đơn vị Nhà tuyển dụng trong Hiệp hội bình đẳng thu nhập - một sáng kiến nhằm loại bỏ khoảng cách thu nhập giữa đồng nghiệp nam giới và nữ giới. 

Tiết lộ của Starbucks được đưa ra sau khi Hiệp hội phụ nữ Đại học Hoa Kỳ phân tích dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ và cho thấy trung bình phụ nữ  kiếm được 82 cent so với mỗi 1 USD mà đồng nghiệp nam. Sự chênh lệch đó còn các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào màu da của người lao động, ví dụ như phụ nữ châu Á trung bình nhận được 89 cent so với 1 USD nam giới kiếm được, trong khi phụ nữ gốc Tây Ban Nha chỉ nhận được 54 cent so với 1 USD đồng nghiệp nam được trả. 

Theo Viện nghiên cứu chính sách dành cho phụ nữ, sẽ đến tận năm 2059, phụ nữ tại các quốc gia phát triển và đang phát triển mới hoàn toàn nhận được bình đẳng lương - và thậm chí có thể sẽ còn lâu hơn đối với phụ nữ da màu. 

Nguồn: Fox Business

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...