Sự cố mới với siêu tiêm kích tàng hình Mỹ, F-35A không thể bay trong giông bão

Ngày 20/06/2020, sau khi phát hiện một trong những hệ thống chống sét của máy bay bị hư hỏng, tập đoàn Lockheed Martin cho biết, tiêm kích tàng hình F-35A Joint Strike Fighter không thể bay trong giông bão.

Để bay an toàn trong điều kiện giông bão sấm sét, F-35 được trang bị Hệ thống tạo khí trơ trên máy bay (OBIGGS), bơm không khí giàu nitơ vào các thùng nhiên liệu để gây trơ hóa. Không có hệ thống này, máy bay phản lực có thể phát nổ nếu bị sét đánh trúng.

Trong một tuyên bố gần đây, Lockheed Martin cho biết, một trong những ống phân phối khí trơ vào bình nhiên liệu đã bị phát hiện hỏng trong quá trình bảo dưỡng thường xuyên một chiếc F-35A, đang niêm cất tại Khu liên hợp hậu cần thuộc căn cứ không quân Hill ở Utah.

Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A

Lockheed quyết định tạm dừng bàn giao 2 chiếc F-35 ngày 23.06.2020 để phân tích, liệu có lắp đặt đúng hệ thống OBIGGS hay không? Nhưng trong tuyên bố, tập đoàn cho rằng sự cố bất thường này xảy ra trong khi khai thác sử dụng sau khi giao máy bay.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng, tập đoàn Lockheed đã bàn giao hai chiếc F-35 cho khách hàng, phát ngôn viên công ty, ông Brett Ashworth nói.

Do không thể xác nhận rằng hệ thống OBIGGS hoạt động bình thường nếu máy bay bị sét đánh, Văn phòng Chương trình F-35 hỗn hợp lựa chọn giải pháp đưa ra hạn chế bay.

Lockheed cho biết: “Thực hiện biện pháp phòng ngừa an toàn, JPO khuyến khích các chỉ huy đơn vị đưa ra các kế hoạch bay hạn chế nguy cơ bị sét đánh cho F-35A, quy định bay cách khu vực sấm sét, giông bão khoảng 25 dặm (40 km). Chúng tôi đang làm việc với Văn phòng Chương trình F-35 hỗn hợp (JPO) tổ chức một cuộc điều tra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, phương hướng khắc phục để xác định những bước tiếp theo”.

Lỗi kỹ thuật này dường như chỉ ảnh hưởng đến biến thể F-35A cất và hạ cánh thông thường, được trang bị cho Không quân Mỹ và phần lớn các khách hàng quốc tế.

Thiết kế OBIGGS trên biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B do động cơ tua bin cánh quạt nâng của máy bay có chút khác biệt so với F-35A, không phát hiện được sự cố trên máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn trên tàu sân bay F-35C, ông Ashworth nói .

Hãng tin Bloomberg, nhận được một bản ghi nhớ JPO ngày 05.06.2020, cho biết các ống bị lỗi được tìm thấy ở 14 trong số 24 máy bay F-35A được kiểm tra. JPO đã không trả lời ngay khi được yêu cầu bình luận.

Vậy là hệ thống chống sét của F-35A lại tiếp tục thêm lần nữa trở thành một vấn đề đáng xấu hổ trong suốt quá trình phát triển chiếc tiêm kích có biệt danh là Lightning II này.

Chiếc F-35 bị cấm bay trong khoảng cách 25 dặm (40 km) đến khu vực giông bão, sấm sét từ những năm 2010. Khi đó, việc thử nghiệm vũ khí đã phát hiện khiếm khuyết với hệ thống OBIGG khi bơm khí trơ vào thùng nhiên liệu. Những hạn chế đó đã được hủy bỏ sau khi OBIGGS được thiết kế lại vào năm 2014, đến nay, sự cố kỹ thuật này lại xuất hiện ở F-35A.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…