Syria: Thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phá hủy một xe tăng T-55 trên vùng phía nam Idlib

Cuối ngày 14/7, các tay súng thuộc nhóm Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sử dụng tên lửa chống tăng phá hủy một xe tăng của Quân đội Syria ở khu vực Greater Idlib, Tây Bắc Syria.

Các tay súng NFL sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) TOW-2A/BGM-71E do Mỹ sản xuất để tấn công chiếc tăng, có thể là T-55 đang trong hầm ẩn nấp gần thị trấn Kawkabeh ở miền nam Idlib. Đây lại là hành vi công khai trắng trợn khiêu khích, vi phạm lệnh ngừng bắn ở Idlib do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ, ký vào ngày 5/3/2020.

Thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sử dụng tên lửa chống tăng TOW Mỹ phá hủy xe tăng quân đội Syria.
Thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sử dụng tên lửa chống tăng TOW Mỹ phá hủy xe tăng quân đội Syria.

Quân đội Syria lập tức đáp trả cuộc tấn công, pháo kích vào các vị trí của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến phía nam và đông Idlib và phía tây Aleppo sáng ngày 15/7. Pháo binh Syria sử dụng đạn dẫn đường laser Krasnopol 155 mm do Nga sản xuất và UAV trinh sát để chỉ thị mục tiêu và dẫn đạn.

Lệnh ngừng bắn ở Greater Idlib vẫn được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng những cuộc giao chiến thường xuyên diễn ra.

Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong đó có nhóm NFL, thực tế có liên kết chặt chẽ với tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) thống trị toàn vùng Greater Idlib và các nhóm thánh chiến al-Qaeda. Ankara không thực hiện việc giải giáp các tổ chức khủng bố, cho thấy nguy cơ thực tế, Greater Idlib không thể trở lại thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Syria trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...