Taliban chiếm thành phố lớn thứ hai Afghanistanl, Mỹ triển khai 3000 quân để sơ tán ngoại giao

Ngày 13/8, Taliban tiếp tục tiến trên khắp các tỉnh ở Afghanistan, đánh chiếm Kandahar - thành phố lớn thứ hai Afghanistan sau thủ đô Kabul - mà gần như không có bất kỳ sự kháng cự nào từ các lực lượng chính phủ.

Lực lượng Taliban, sau một ngày tiến công đã chiếm quyền kiểm soát Kandahar. Sau khi chống cự yếu ớt, các lực lượng chính phủ Afghanistan rút lui ra khỏi thành phố.

Quân đội Afghanistan tháo chạy, Taliban tiến vào đánh chiếm thành phố Kandahar.

Trong ngày 13.8. Nhóm này cũng chiếm được các thành phố Lashkar Gah, thủ phủ của tỉnh phía nam Helmand, thành phố Qala-e-Naw, thủ phủ của tỉnh Badghis, tây bắc Afghanisatan, thành phố Firuzkoh, thủ phủ của tỉnh miền tây bắc Ghor, thành phố Tirin Kut, thủ phủ của tỉnh miền trung Oruzgan.

Tại hầu hết các khu vực thất thủ, các lực lượng quân sự Afghanistan, từng được Mỹ huấn luyện và trang bị trong suốt 20 năm đều rút lui hoặc tháo chạy trước Taliban.

Lực lượng Taliban chiếm giữ một số lượng lớn các phương tiện quân sự của an ninh Afghanistan ở thành phố Lashkar Gah, tỉnh Helmand.

Phía tây bắc là thành phố Herat, Taliban chiếm thành phố này ngày 12/8, cựu lãnh chúa địa phương “Sư tử Herat” Mohammad Ismail Khan, bị phát hiện đi cùng với các tay súng Taliban. Không rõ thực tế tình huống này, cựu lãnh chúa đã bị bắt, đầu hàng hay từ lâu đã đứng về phía Taliban.

Trong tình huống Taliban nhanh chóng tiến về thủ đô Afghanistan, Mỹ quyết định tái triển khai 3.000 quân để sơ tán nhân sự của Đại sứ quán Mỹ ở Kabul.

Giành quyền kiểm soát Kandahar, Lashkar Gah, Qala-e-Naw, Firuzkoh và Tirin Kut, Taliban chỉ trong vòng một tuần đánh chiếm được tổng cộng 15 thành phố thủ phủ tỉnh. Taliban sẽ đánh chiếm thêm nhiều thành phố trong ngày.

Nhiều thông tin mạng xã hội cho biết, các quan chức cấp cao Afghanistan đã tháo chạy khỏi thành phố Pol-e Alam, thủ phủ của tỉnh Logar, miền Đông quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?