Tập đoàn L'Oréal mua lại thương hiệu nước hoa Byredo

Thương hiệu nước hoa được thành lập tại Thuỵ Điển - Byredo, nay sẽ là một thành viên của “đại gia đình” L'Oréal Group.
Tập đoàn L'Oréal mua lại thương hiệu nước hoa Byredo

Tập đoàn làm đẹp toàn cầu L'Oréal đang mở rộng danh mục các thương hiệu nước hoa sang trọng của mình bằng cách hoàn tất việc mua lại thương hiệu nước hoa Byredo, được hỗ trợ bởi quỹ Manzanita Capital của Anh, chủ sở hữu của Diptyque và Malin + Goetz, theo một báo cáo từ Le Figaro của Pháp. Khi được liên hệ, L'Oréal đã từ chối bình luận.

Số tiền của giao dịch không được tiết lộ, nhưng giao dịch sẽ dựa trên định giá một tỷ euro.

Được thành lập tại Thụy Điển vào năm 2006 bởi Ben Gorham, người từng học tại Trường Mỹ thuật Hoàng gia ở Stockholm, Byredo được biết đến nhiều nhất với dòng nước hoa Bal d'Afrique với mức giá 140 euro/chai 50ml.

Byredo

Dưới sự dẫn dắt sau này của Quỹ Manzanita Capital vào năm 2013, Byredo đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang cả đồ da và đồ trang điểm vào từ năm 2020. 

Với các sản phẩm có sẵn trong các mạng lưới boutique nước hoa và trung tâm thương mại chọn lọc, Byredo còn sở hữu một cửa hàng ở Paris trên đường Rue Saint-Honoré, cũng như ở Thụy Điển, London và Trung Quốc. 

Doanh thu của thương hiệu ước tính là 180 triệu euro.

Trong khi đó, tập đoàn L'Oréal của Pháp, đã chào đón Nicolas Hieronimus vào vị trí quản lý chung vào tháng 5/ 2021, đã tạo ra doanh thu 32,28 tỷ euro trong năm tài chính vừa qua.

Xem thêm

“Choáng” với lọ nước hoa có giá 30 tỷ đồng

“Choáng” với lọ nước hoa có giá 30 tỷ đồng

Loại nước hoa sang trọng dành cho giới siêu giàu mang tên Shumukh  - có nghĩa là “xứng đáng ngôi vị cao nhất” trong tiếng Arab vừa ra mắt thị trường có mức giá xấp xỉ 1,3 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng)

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…