Doanh số bán hàng xa xỉ có thể trở lại như “chưa hề có Covid-19”

Lĩnh vực hàng xa xỉ có thể sẽ tránh khỏi các tác động từ cuộc khủng hoảng Covid-19 vào năm nay khi người mua hàng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đang giúp doanh số bán hàng phục hồi về mức trước đại dịch.

Theo công ty tư vấn chiến lược Bain nhận thấy, doanh số bán túi xách, quần áo và đồ trang sức cao cấp, với xác xuất 30%, sẽ quay trở lại hoặc vượt mức 280 tỷ euro (340 tỷ USD) của 2019 trong năm nay, tùy thuộc vào tốc độ tiêm chủng vắc xin và du lịch được thúc đẩy. 

Doanh số bán hàng xa xỉ đã giảm 23% xuống còn 217 tỷ euro vào năm ngoái, mức giảm lớn nhất từ ​​trước đến nay và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2009 - khi đại dịch buộc các cửa hàng đóng cửa và khiến du lịch quốc tế phải tạm dừng. Nhưng dường như cuộc khủng hoảng cũng không có tác động quá lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng chi tiêu cho các sản phẩm cao cấp.

Doanh số bán hàng tăng vọt ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới và sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến ​​của kinh tế Hoa Kỳ đã giúp doanh thu hàng cao cấp tăng mạnh trở lại trong quý đầu tiên của năm 2021.

Nhiều "tín đồ mua sắm" Trung Quốc vẫn sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để được vào cửa hàng Louis Vuitton.
Nhiều "tín đồ mua sắm" Trung Quốc vẫn sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để được vào cửa hàng Louis Vuitton.

“Thị trường Hoa Kỳ là điểm sáng bất ngờ. Ngược lại, châu Âu đang tụt hậu, bị cản trở bởi chiến dịch tiêm chủng chậm trễ và những hạn chế đối với du lịch.”

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi lại không đồng đều. Các tập đoàn lớn nhất trong ngành như LVMH, Hermes và Kering đã vượt trên mức năm 2019, trong khi các thương hiệu nhỏ hơn như Ferragamo và Tod’s vẫn phải gặp khó khăn. 

Đại dịch Covid-19 cũng đã buộc các thương hiệu truyền thống phải hoàn toàn chấp nhận thương mại điện tử - hiện được thiết lập để trở thành kênh giao dịch hàng đầu để mua hàng xa xỉ trong vài năm tới.

Khi mọi người đang có xu thế chuyển đến những khu vực xa thành phố hơn và tiếp tục làm việc tại nhà, doanh số bán hàng ở các thành phố hạng hai có dấu hiệu khả quan hơn ở các thủ đô lớn như New York hoặc Milan - một yếu tố mà các thương hiệu sẽ phải xem xét khi họ cân nhắc lại hoạt động kinh doanh truyền thống của mình. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?