Ông Kobsak Pootrakool, Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết gói chính sách mới này, mang tên "Thailand Plus" cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến và ưu đãi về thuế
Cụ thể, các công ty sẽ được hưởng mức khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp 250% so với mức 200% hiện nay đối với chi phí đầu tư kinh doanh hoặc chi phí đào tạo trong lĩnh vực công nghệ cao trong giai đoạn 2019 - 2020.
Các doanh nghiệp sử dụng lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến được quyền đề nghị trừ khoản chi phí thuê nhân công khỏi doanh thu chịu thuế.
Mức chi phí được khấu trừ lên đến 150% trong khoảng thời gian từ 2019-2020 so với mức 0% ở thời điểm hiện tại.
Ủy ban đầu tư của Thái Lan (BoI) dự kiến sẽ có khoảng 5.000 doanh nghiệp với khoảng 40.000 công nhân tay nghề cao đăng ký nhận ưu đãi.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tư vào những hệ thống tự động hoá để nâng cấp khâu sản xuất được hưởng mức khấu trừ thế thu nhập doanh nghiệp là 200% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến 2020 so với mức 150% trước đây.
"Chính sách này được Thái Lan kỳ vọng, sẽ đưa Bangkok vượt Hà Nội, trở thành nơi hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến để làm chỗ lánh “đòn thuế quan” của Mỹ.
Được biết, các gói ưu đãi mới bao trùm lên nhiều biện pháp toàn diện, tăng cường sức hấp dẫn, đưa Thái Lan trở thành một điểm đến đầu tư cực tốt. Theo ông Kobsak, gói kích thích kinh tế mới sẽ giúp Thái Lan có khả năng cạnh tranh với các nước khác ở châu Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ cao.
Trước đó, Tổng thư ký BoI Duangjai Asawachintachit cho hay cơ quan này sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài bằng cách phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai các chiến dịch quảng bá tập trung ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
>> Thái Lan muốn thành trung tâm của hệ thống đường sắt xuyên ASEAN