Thảo luận Mỹ- Triều bị phá vỡ, Triều Tiên nghi ngờ việc Hoa Kỳ có "kế hoạch B"

Đại diện Triều Tiên cho biết khó có cách nào để Hoa Kỳ đưa ra được một kế hoạch thay thế cho các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ sau khi các cuộc thảo luận cuối tuần qua tại Thuỵ Điển bị hủy.
Thảo luận Mỹ- Triều bị phá vỡ, Triều Tiên nghi ngờ việc Hoa Kỳ có "kế hoạch B"

Vào cuối tuần qua, các cuộc thảo luận cấp độ làm việc giữa đặc phái viên Hoa Kỳ và Triều Tiên đã bị phá vỡ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, họ đã chấp nhận lời mời của Thuỵ Điển để quay lại thảo luận thêm với Bình Nhưỡng trong hai tuần tới. Phía Hoa Kỳ cho rằng họ đã mang đến những “ý tưởng sáng tạo” và có một cuộc thảo luận “tốt” với Triều Tiên. Ngược lại, Bộ Ngoại giao Triều Tiên lại chỉ trích Washington đã không chuẩn bị cho các cuộc đàm phán mà chỉ tìm cách phục vụ cho các mục tiêu chính trị của riêng mình.

Triều Tiên cảnh báo rằng họ sẽ chỉ đợi cho đến cuối năm để Hoa Kỳ đưa ra quyết định thay đổi hướng đi.

“Chúng tôi không có ý định tổ chức thêm các cuộc đàm phán tồi tệ như … lần này (tại Thuỵ Điển) trước khi Hoa Kỳ thực hiện một bước đi đáng kể trong việc rút hoàn toàn chính sách thù địch đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,” hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA trích dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này.

Phái đoàn Triều Tiên do nhà đàm phán hạt nhân trưởng Kim Myong Gil dẫn đầu đã rời đại sứ quán ở Stockholm, sau đó bay tới Moscow vào Chủ Nhật và dường như đi qua Bắc Kinh để trờ về Triều Tiên. Khi được hỏi liệu họ có quay trở lại Thuỵ Điển không, ông Kim Myong Gil đề nghị hỏi phía Hoa Kỳ. Phát ngôn viên của Triều Tiên cho biết: “Hoa Kỳ đang lan truyền một câu chuyện vô căn cứ về việc hai bên đều sẵn sàng gặp nhau sau hai tuần tới … Không có vẻ là Hoa Kỳ có thể đưa ra một đề xuất tương xứng với kỳ vọng của Triều Tiên cùng các mối quan tâm của thế giới chỉ trong hai tuần.”

Ann Linde, Bộ trưởng Ngoại giao Thuỵ Điển cho biết, các cuộc thảo luận khi diễn ra đều rất mang tính xây dựng. “Tuy nhiên sau đó, tôi nghĩ rằng có một số quan điểm khác nhau về những điều cần phải hoàn thành trong một cuộc họp,” bà Linde nói với đài truyền hình SVT và khẳng định Thuỵ Điển sẵn sàng hỗ trợ nếu hai bên quyết định gặp lại nhau. “Nếu là hai tuần hay hai tháng tới tôi nghĩ rằng họ vẫn có thể có thêm được các cuộc nói chuyện nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cả hai bên.”

Không rõ liệu Triều Tiên có quay trở lại đàm phán hay không, nhưng Bình Nhưỡng có thể sử dụng “chiến lược đàm phán rìa” để đạt được nhượng bộ như một phần lợi ích bên lề khi tham gia đàm phán, các chuyên gia quốc tế cho biết. “Họ muốn tạo ra một ấn tượng rằng nguyên nhân của bế tắc nằm ở sự không linh hoạt từ phía Hoa Kỳ - và có thể họ muốn Hoa Kỳ buộc phải quay lại đàm phán với nhiều sự ưu ái hơn hoặc cuối cùng TT Donald Trump sẽ phải đồng ý tham gia vào một Hội nghị thượng đỉnh cấp độ lãnh đạo để tình hình ngoại giao còn có thể tồn tại,” Mintaro Oba, một cựu quan chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chia sẻ.

Vipin Narang, chuyên gia về các vấn đề hạt nhân Viện Công nghệ Massachussetts nói thêm rằng Triều Tiên cũng đang dành thời gian để tiếp tục mở rộng và cải thiện lực lượng tên lửa, hạt nhân và đàm phán về các điều khoản.

Bên cạnh lệnh trừng phạt cấm phần lớn thương mại vì chương trình vũ khí của mình, Triều Tiên mới đây đã thử nghiệm một lên lửa đạn đạo mới được thiết kế đề phóng từ tàu ngầm - một cử chỉ được coi là khiêu khích đồng thời nhấn mạnh rằng Washington cần nhanh chóng đẩy mạnh đàm phán để có thể giới hạn kho vũ khí đang ngày càng phát triển của Triều Tiên.

Theo Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?