Thương hiệu Trần Anh sẽ bị xoá sổ trong 2 năm tới

CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã: MWG) dự kiến nâng thị phần mảng điện máy từ 35% lên 50% trong chậm nhất 2 năm tới bằng việc mở mới hệ thống cửa hàng Điện máy Xanh cũng như “xoá sổ” thương hiệu Trần
Thương hiệu Trần Anh sẽ bị xoá sổ trong 2 năm tới

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới di động cho biết, họ đang có 35% thị phần thị trường điện máy và sẽ chiếm 45-50% thị phần trong 24 tháng tới với khoảng 900 siêu thị. Đó là lý do, các cửa hàng Điện máy xanh sẽ tiếp tục được mở mới và sắp xếp lại hệ thống siêu thị Trần Anh.

Từ 12/01/2018 đến 19/07/2018, Thế giới di động đã thực hiện 3 lần mua thêm, nhận chuyển nhượng trên 1.032 nghìn cổ phiếu CTCP Thế giới số Trần Anh. Đến nay, họ đang có 99,33% vốn tại Trần Anh.

Theo khẳng định của ông Nguyễn Đức Tài về quá trình cải tổ hoạt động kinh doanh thua lỗ của Trần Anh, hiện, hệ thống Trần Anh không còn bán lẻ, toàn bộ được chuyển giao cho Điện máy xanh thuê lại, nên không còn gì là khó khăn để giải quyết. 

Hiện, Thế giới di động đang đóng cửa các cửa hàng Trần Anh nếu kinh doanh không đạt mục tiêu, cũng như tuỳ chỉnh chuyển đổi sang siêu thị Điện máy Xanh.

Đại diện Thế giới di động cũng cho rằng, thông tin về lỗ luỹ kế 46 tỷ đồng chuỗi Trần Anh là không chính xác, mà đây là khoản âm về lợi thế thương mại. Từ đầu năm đến nay, Trần Anh chỉ mang lại khoản lỗ gần 8 tỷ đồng cho Thế giới di động.

Cũng tính đến ngày 30/9/2018, tổng nợ của Thế giới di động tăng so với đầu kỳ lên trên 17.300 tỷ đồng, do nợ ngắn hạn tăng với dư nợ vay tăng gần 2.000 tỷ đồng, lên trên 7.300 tỷ đồng

Tính đến cuối quý III/2018, Thế giới di động có 2.184 siêu thị. Theo cập nhật tại website Dienmayxanh.com, chuỗi này đang có 747 cửa hàng.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu theo chuỗi thegioididong.com so với cùng kỳ 2017 là 19%; Dienmayxanh.com là 79%, và chuỗi Bách hoá xanh tăng 235%.

Tính đến 30/09/218, CTCP Đầu tư Thế giới di động có 4 công ty con trực tiếp, 1 công ty con gián tiếp là CTCP Thế giới di động, CTCP thương mại Bách hoá xanh, CTCP Thế giới số Trần Anh, Công ty TNHH MTV Công nghệ thông tin Thế giới di động , và MGW Co., Ltd tại Campuchia). Và 1 công ty liên kết là CTCP bán lẻ An Khang khi bỏ ra 62 tỷ đồng để nắm 49% vốn.

"Có hai cách tăng trưởng là bán những thứ trước đây chưa bán và phục vụ nhóm khách hàng chưa từng phục vụ. Thị trường ngành nào cũng có nhiều người chơi mới, như thị trường điện thoại có người vào rồi họ ra lúc nào tôi cũng không biết. Còn mảng dược phẩm, thị trường chưa đủ lớn như ngành thực phẩm khoảng 50 tỷ USD nên chúng tôi chưa tập trung vào”, ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ về khoản lỗ luỹ kế 3,3 tỷ đồng tại công ty bán lẻ An Khang.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...