Tình hình Syria sau cuộc tấn công thất bại của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Raqqa

Những ngày qua, trên chiến trường Syria diễn ra cuộc leo thang quân sự nghiêm trọng với cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, tấn công vào thị trấn Ain Issa.

Các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, được hỗ trợ bởi máy bay không người lái (UAV) và pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ, tiến hành cuộc tấn công vào chiến tuyến phòng thủ thị trấn Ain Issa của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát.

SDF là nhóm dân quân vũ trang do người Kurd làm nòng cốt, được sự hỗ trợ tài chính, vũ khí và huấn luyện từ Mỹ, và thực hiện những nhiệm vụ do Washington đặt ra.

Thổ Nhĩ Kỳ coi SDF là một nhóm khủng bố, do có liên hệ với Đảng Công nhân Kurdistan (PKK). Đây cũng là lý do mà Ankara nêu ra khi tiến hành chiến lược chia cắt lãnh thổ Syria. Các lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu tìm cách đánh chiếm vùng lãnh thổ mà SDF kiểm soát trên vùng đông bắc Syria, duy trì nguy cơ chiến tranh thường trực.

Cuộc tấn công vào Ain Issa bắt đầu từ ngày 18/12 và kéo dài đến tối ngày 20/12, nhưng thất bại toàn diện. Thành công chiến thuật là các nhóm Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chiếm được trên vùng nông thôn Ain Issa là các làng Mushayrifah và Jableh. Đến lúc này, xung đột vũ trang vẫn diễn ra trong những ngôi làng bị chiếm đóng.

Tính đến ngày 21/12, tình hình trên vùng nông thôn Ain Issa tương đối ổn định, các bên không tiến hành những hoạt động tiến công. Một số đơn vị Quân đội Syria và Quân cảnh Nga được tăng cường trong khu vực.

Bị Washington bỏ rơi khi đối mặt với nguy cơ một cuộc tấn công khác của Thổ Nhĩ Kỳ, SDF buộc phải tìm cách cải thiện quan hệ với chính phủ Damascus và quân cảnh Nga, nhưng vẫn cố duy trì tình trạng phụ thuộc vào các quyết định của Washington.

Trên bờ đông sông Euphrates, các phần tử khủng bố IS bắt đầu nhận thấy sự buông lỏng của các thế lực hậu thuẫn bên ngoài, nên đã phóng nhiều tên lửa vào các vị trí đóng quân của Mỹ ở khu vực mỏ dầu Omar. Cuộc tiến công diễn ra tối ngày 17/12, khi một đoàn xe tiếp vận của Mỹ tiến vào khu vực.

Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, phối hợp với SDF tiến hành chiến dịch an ninh dọc theo bờ sông Euphrates nhưng không có kết quả.

Các phần tử IS cũng đẩy mạnh tấn công trên vùng bờ Tây sông Euphrates, khu vực do quân đội Syria kiểm soát. Theo nguồn tin của Nhóm quan sát Nhân quyền Syria (SORH), có trụ sở ở London, ủng hộ thánh chiến đối lập, hơn 100 tay súng khủng bố IS và binh lính Syria đã thiệt mạng trên vùng sa mạc Homs-Deir Ezzor trong tháng qua.

Ngay cả khi những con số do các nguồn tin ủng hộ phe đối lập cung cấp bị phóng đại, Quân đội Syria cũng đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố ngày càng tăng, nhưng chưa có khả năng triệt để tiêu diệt IS.

Ngoài ra, căng thẳng vẫn thường trực ở Idlib, các nhóm Hồi giáo thánh chiến, có liên hệ chặt chẽ với al-Qaeda vẫn được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ. Điều đó đẩy lãnh thổ Syria vào tình trạng bị chia cắt bởi các nhóm khủng bố, và thường trực nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh mới ở miền đông Syria.

Tổng quan tình hình chiến sự Syria - theo South Front

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…