Tổng thống Trump có tác động đến dòng vốn FDI như thế nào?

Dưới đây là những nhận định của TS. Henry Loewendahl, CEO của Công ty tư vấn đầu tư Wavteq viết cho fDi Intelligence – một nhánh của Financial Times – về tác động của những chính sách dưới thời Tổng t
Tổng thống Trump có tác động đến dòng vốn FDI như thế nào?

Những tín hiệu đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư trong nước thay vì mang tiền ra nước ngoài, đặc biệt là Mexico. Bài viết sử dụng các số liệu của fDi Markets để đánh giá tác động đối với quyết định đầu tư của các công ty.

Biểu đồ 1 cho thấy số dự án FDI ra nước ngoài được các công ty Mỹ công bố giảm mạnh kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống. Tháng 11/2016, số dự án FDI của Mỹ ở nước ngoài giảm 45% so với số dự án được công bố tháng 10/2016, và số dự án trong tháng 1/2017 giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng kể từ khi ông Trump thắng cử, số vốn FDI của các công ty Mỹ đã giảm về mức thấp nhất kể từ 2003, năm fDi bắt đầu thu thập số liệu đầu tư. Điều này cho thấy những tuyên bố chính sách của ông Trump đã phát huy tác dụng và các công ty Mỹ giảm đáng kể hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Còn dòng vốn FDI vào Mỹ thì sao? Biểu đồ 2 cho thấy trong tháng ông Trump nhậm chức (1/2017), số lượng dự án FDI vào Mỹ tăng gần 40% so với tháng trước đó và tăng gần 35% so với tháng 1/2016.

Thực tế này cho thấy giới doanh nghiệp đã phản ứng tích cực với việc ông Trump được bầu làm tổng thống và có thể các chính sách chủ chốt trong nghị trình kinh tế của ông, như giảm thuế doanh nghiệp, tăng phí đối với doanh nghiệp sử dụng nhân lực nước ngoài, và tái đàm phán các hiệp định thương mại, sẽ kích thích dòng vốn FDI vào Mỹ.

Mexico bị Chính quyền Trump đánh giá là lấy cắp việc làm của Mỹ và các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào Mexico được đưa vào tầm ngắm. Biểu đồ 3 cho thấy sự kiện ông Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng trùng hợp với sự sụt giảm mạnh số dự án đầu tư vào Mexico. Số dự án FDI trong tháng 1/2017 vào Mexico giảm gần 40% so với tháng 1/2016 và gần 50% so với tháng 1/2015.

Henry Loewendahl dự báo số vốn FDI đổ vào Mỹ sẽ tăng đáng kể trong năm 2017 nhờ hiệu ứng từ các chính sách của Tổng thống Trump. Tác động dài hạn đối với vốn FDI từ Mỹ ra nước ngoài sẽ phụ thuộc vào các thay đổi chính sách.

Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ giảm mạnh, chắc chắn các doanh nghiệp Mỹ sẽ đầu tư ở trong nước thay vì đầu tư ra bên ngoài và sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài ở nơi có thuế cao hơn.

Trong khi đó, thắt chặt chính sách nhập cư sẽ khiến các công ty Mỹ đầu tư sang các nước có chính sách nhập cư thân thiện hơn, như Canada, đặc biệt trong các lĩnh vực như IT, ở đó sự sẵn có về tài năng sẽ tác động đến quyết định đặt cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp.

Theo số liệu của fDi Markets, số vốn FDI đầu tư mới tăng hơn 6% trong năm 2016 lên 776,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2011. Tuy vậy, số dự án FDI giảm 3% còn 12.644.

Ấn Độ tiếp tục thu hút được nhiều vốn FDI nhất, 62 tỷ USD trong năm ngoái. Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nước hấp dẫn vốn FDI thứ hai, với 59 tỷ USD, bỏ xa mức 48 tỷ USD vào Mỹ.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…