Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo qua đời ở tuổi 63

Mohammad Barkindo, chính trị gia người Nigeria và là Tổng thư ký của nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, đã qua đời ở tuổi 63, chỉ vài ngày trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ của mình tại tổ chức này.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo qua đời ở tuổi 63

Người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nigeria, Mele Kyari, đã công bố tin tức trong một bài đăng trên Twitter vào 6/7, sau đó đã được OPEC xác nhận.

“Chúng ta đã mất đi Tiến sĩ Muhammad Sanusi Barkindo đáng kính của mình, ông ấy qua đời vào khoảng 11 giờ đêm hôm qua, ngày 5/7/2022. Chắc chắn là một mất mát to lớn đối với gia đình, NNPC, đất nước Nigeria, OPEC và cộng đồng năng lượng toàn cầu. Việc sắp xếp an táng sẽ được thông báo trong thời gian sớm nhất,” bài đăng của ông Kyari cho hay. 

Nguyên nhân cái chết vẫn chưa được công bố.

Sự qua đời bất ngờ của ông Barkindo là một cú sốc đối với các thành viên của thế giới dầu khí, nhiều người trong số họ mô tả ông như một “người khổng lồ” có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành.

Sự nghiệp của ông kéo dài hơn bốn thập kỷ và bao gồm công việc tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nigeria, Duke Oil, Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Nigeria, cũng như OPEC.

Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo OPEC vào năm 2016, ông Barkindo đã trải qua nhiều thời gian hỗn loạn của tổ chức sản xuất dầu, nơi chứng kiến ​​thị trường biến động liên tục bởi các sự kiện lịch sử bao gồm đại dịch Covid-19, sự ra đời của liên minh OPEC với Nga và các tổ chức nằm ngoài OPEC, cũng như cuộc chiến Nga - Ukraine. 

Trong khi tổ chức mất đi hai thành viên, Qatar và Ecuador, trong thời gian đó, ông Barkindo vẫn được ghi nhận là người dẫn dắt sự đoàn kết giữa các thành viên của nhóm trong nỗ lực ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Cái chết của ông Barkindo xảy ra vào thời điểm thị trường năng lượng đang chịu ảnh hưởng rất lớn, lạm phát toàn cầu, rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng, tác động hậu đại dịch và chiến sự Nga-Ukraine. Xung đột địa chính trị và các lệnh trừng phạt đã khiến nguồn cung dầu bị thắt chặt hơn, đẩy giá lên mức cao nhất nhiều năm trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ông Barkindo vừa được bổ nhiệm chức danh fellowship (chức danh dành cho những nhà khoa học có đóng góp xuất sắc và quan trọng trong chuyên ngành) tại Hội đồng Đại Tây Dương, sẽ bắt đầu công việc mới sau khi kết thúc nhiệm kỳ của ông tại OPEC vào ngày 31/7.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Đại Tây Dương Frederick Kempe trước đây đã mô tả Mohammad Barkindo là người có “chuyên môn vô song về thị trường dầu mỏ, an ninh và quản trị” cùng “hiểu biết sâu sắc về địa chính trị trong một thế giới đầy biến động”.

Trong một tuyên bố vào ngày 1/7, ông Barkindo đã cho biết: ”Tôi vô cùng vinh dự được công nhận là một thành viên xuất sắc tại Hội đồng Đại Tây Dương ... Tôi mong muốn được đóng góp vào công việc của tổ chức về một rất nhiều vấn đề liên quan đến năng lượng, vào thời điểm mà thế giới đang tập trung vào triển vọng thị trường năng lượng ngắn hạn và dài hạn. ”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...