Top 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2017

Trong 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2017 do tạp chí Forbes bình chọn trong đó có bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Đây là những "cường nữ" đang chèo lái công ty qua nhiều thay đổi vượt bậc tro
Top 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2017

Dưới đây là 10 người phụ nữ quyền lực nhất trong giới kinh doanh do tạp chí Forbes bình chọn:

1. Marry Barran - CEO General Motors

 

Mary Barra là nữ CEO đầu tiên của hãng sản xuất ôtô General Motor. Năm 2013, bà là nữ chỉ huy dẫn dắt GM vượt qua khủng hoảng thu hồi xe lớn nhất lịch sử hãng. biến thách thức thành cơ hội phát triển. Với thâm niên 36 năm, nữ tướng này đang dẫn dắt GM phát triển ổn định tại nhiều thị trường trên toàn cầu.

2. Indra Nooyi - CEO PepsiCo

 

Indra Nooyi trở thành nữ CEO của PepsiCo từ năm 2007. Hiện tại, bà đang dẫn dắt hãng nước giải khát khổng lồ theo chiến lược tập trung vào các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, giảm doanh thu từ soda của hãng trên toàn cầu xuống dưới 25%.

3. Maryllyn Hewson - CEO Lockheed Martin 

 

Marillyn Hewson là nữ CEO đầu tiên của Lockheed Martin - hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa và các loại thiết bị công nghệ cao khác cho Bộ Quốc phòng Mỹ, các cơ quan liên bang của Mỹ và nhiều quốc gia khác.

4. Isabelle Kocher - CEO Engie

 

Isabelle Kocher là gương mặt mới của danh sách này sau khi trở thành CEO của Engie - công ty điện không thuộc sở hữu của chính phủ lớn nhất thế giới của Pháp vào tháng 5/2016.

5. Emma Walmsley - CEO GlaxoSmithKline

Emma Walmsley mới trở thành CEO của hãng dược phẩm khổng lồ Anh GlaxoSmithKline hồi tháng 4/2017. Trước áp lực cạnh tranh lớn về giá trong ngành dược, bà đang tái cơ cấu hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty. giảm 30 chương trình và 130 nhãn thuốc.

6. Rosalind Brewer - COO Starbucks

 

Tháng 1/2017, Rosalind Brewer trở thành giám đốc hoạt động (COO) của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks. Trước đó, bà điều hành Sam's Club, có công ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cửa hàng giảm giá này. Ở cương vị mới, bà được kỳ vọng tiếp tục gây ấn tượng với chiến lược mới.

7. Phebe Novakovic - CEO General Dynamics 

 

Novakovic hiện là CEO của General Dynamics - một trong những công ty hợp đồng quân sự lớn nhất thế giới. Tháng 9/2017, công ty này giành được hợp đồng 5 tỷ USD thiết kế tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cho Hải quân Mỹ.

8. Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air

 

Bà Thảo hiện là chủ tịch Sovico Holdings, tổng giám đốc hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và là nữ tỷ phú "đô la" tự thân đầu tiên của Việt Nam.

9. Lisa David - CEO Siemens

 

Lisa David lên giữ chức chủ tịch kiêm CEO của Siemens Corp vào tháng 1/2017. Bà cũng là thành viên hội đồng quản trị Siemens AG và giám sát hoạt động kinh doanh năng lượng của công ty này trên toàn cầu.

10. Guler Sabanci - CEO Sabanci Holdings

 

Sabanci là nữ điều hành đầu tiên của công ty gia đình Sabanci Holdings do ông nội bà sáng lập vào năm 1930.Từ một công ty dệt, đến nay Sabanci đã phát triển thành đế chế kinh doanh lớn thứ 2 tại Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, năng lượng, bán lẻ và bảo hiểm. Bà cũng là chủ tịch Đại học Sabinci và Sabanci Foundation - quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…