Trình Quốc hội 3 phương án đổi hình thức đầu tư cao tốc Bắc – Nam, Chính phủ vẫn ưu tiên đổi cả 8 dự án thành phần sang đầu tư công

Trong tờ trình Quốc hội số 256, Chính phủ đã trình 3 phương án chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Trình Quốc hội 3 phương án đổi hình thức đầu tư cao tốc Bắc – Nam, Chính phủ vẫn ưu tiên đổi cả 8 dự án thành phần sang đầu tư công

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã ký tờ trình số 256/TTr – CP đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông vào ngày 25/5.

Điểm đáng chú ý nhất trong tờ trình số 256 là Chính phủ đã trình bổ sung một số phương án chuyển đổi hình thức đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:

Phương án 1 – tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết số 52/2017/NQ – QH và chuyển đổi hình thức đầu tư toàn bộ 8 dự án thành phần từ đầu tư theo hình thức PPP có sử dụng một phần vốn đầu tư công sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công. Theo phương án này, tổng mức đầu tư toàn Dự án cao tốc Bắc – Nam vào khoảng 99.493 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước đã bố trí tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 là 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng, dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Phương án 1 cũng chính là phương án được Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình số 211/TTr-CP ngày 14/5/2020.

Phương án 2 - tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết số 52/2017/NQ – QH và chuyển đổi hình thức đầu tư 5 dự án thành phần, gồm: 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài 63km, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43km, Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 3 dự án thành phần còn lại có nhiều nhà đầu tư qua sơ tuyển (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Với phương án này, tổng mức đầu tư toàn Dự án khoảng 100.250 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách nhà nước khoảng 88.056 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 33.056 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng.

Phương án 3 - tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết số 52/2017/NQ – QH và chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần, gồm: 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài 63km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 5 dự án thành phần còn lại (Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng; trong đó: vốn vốn ngân sách nhà nước khoảng 78.461 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 23.461 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng.

Trước đó, tại Thông báo số 3616/TB-TTKQH ngày 19/5/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành với phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án thành phần theo hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công như Tờ trình của Chính phủ. Trên tinh thần đó, đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại Tờ trình để báo cáo lần 2 về Dự án này tại đợt 3 của phiên họp thứ 45 (dự kiến tổ chức trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 9 của Quốc hội).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…