Trung Quốc khó có thể cân bằng cán cân thương mại với Mỹ

Trung Quốc sẽ không dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 100 tỷ USD.
Trung Quốc khó có thể cân bằng cán cân thương mại với Mỹ

Báo Vedomosti (Nga) mới đây có bài viết cho biết vào năm ngoái, Trung Quốc đã nhiều lần nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) để cải thiện quan hệ với Mỹ do Washington cảnh báo Bắc Kinh về một cuộc chiến tranh tiền tệ.

Trở ngại chính là ở chỗ Trung Quốc đã thu hẹp thặng dư thương mại với nhiều nước. Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ 9,9% GDP năm 2007 xuống còn 2,4% GDP năm 2017.

Theo nhận định của chuyên gia Louis Kuis của Trường kinh tế Oxford: “Điều đó xảy ra khi thương mại của Trung Quốc với Mỹ, châu Âu và Ấn Độ có thặng dư lớn”.

Năm ngoái, thặng dư thương mại của Mỹ với Trung Quốc (bao gồm cả Đặc khu Hành chính Hong Kong) đạt mức kỷ lục 375 tỷ USD - theo số liệu của Mỹ. Bắc Kinh đánh giá lạm phát ở mức 276 tỷ USD nhưng con số này cũng là kỷ lục.

Các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, bởi vậy mà Bắc Kinh chắc chắn sẽ cố gắng thay đổi cán cân thương mại bằng cách tăng nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng chỉ điều này thôi là chưa đủ. Ví dụ, năm 2017, nhập khẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ chỉ đạt 21 tỷ USD, trong lĩnh vực năng lượng là 9 tỷ USD.

Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Brad Setser nhận định: “Trong triển vọng ngắn hạn, cách duy nhất có thể thay đổi con số thâm hụt lớn như vậy (100 tỷ USD) - là thực hiện một số hành động nhìn có vẻ như sẽ mang lại hiệu quả lớn nhưng thực tế lại rất khiêm tốn. Ví dụ, chuyển công đoạn lắp ráp cuối cùng của điện thoại Iphone sang cơ sở khác”.

Theo số liệu của Mỹ, năm ngoái họ chỉ nhập khẩu của Trung Quốc điện thoại di động, máy tính và các phụ kiện máy tính đạt khoảng 148 tỷ USD, và con số này chiếm 29% tổng nhập khẩu của họ. Trong khi đó Trung Quốc tạo ra giá trị gia tăng không hề lớn đối với các mặt hàng này bởi vì chính Trung Quốc cũng phải nhập khẩu các thành phần.

Nếu Bắc Kinh muốn mang tới cho Tổng thống Trump lý do để ăn mừng như một chiến thắng mang tính biểu tượng thì Trung Quốc có thể buộc Foxconn hoặc các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác chuyển các khâu hoàn thiện ra ngoài lãnh thổ quốc gia.

Đồng thời, Trung Quốc cho rằng lỗi của tình trạng hiện nay trong thương mại chủ yếu là thuộc về Mỹ. Đặc biệt, giới chức Trung Quốc đã chỉ ra những hạn chế của Mỹ trong việc cung cấp công nghệ cao cho Trung Quốc.

Phần lớn các nhà phân tích Trung Quốc đang tỏ ra hoài nghi tính khả thi đối với mục tiêu của Tổng thống Mỹ Trump. Giám đốc Viện Thương mại quốc tế thuộc Viện Thương mại quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc Lan Minh nhận định: “Nếu Mỹ chỉ xuất khẩu dầu, khí đốt và nông sản, nhưng lại không tích cực tăng xuất khẩu công nghệ cao thì việc đạt mục tiêu 100 tỷ USD gần như là không thể”.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…