Trung Quốc kiềm chế nhập khẩu vàng khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc đã hạn chế nghiêm ngặt việc nhập khẩu vàng trong một động thái có thể nhằm kiếm chế dòng chảy của đồng USD và thúc đẩy đồng Nhân dân tệ khi tăng trưởng kinh tế của nước này đang có dấu hiệu
Trung Quốc kiềm chế nhập khẩu vàng khi chiến tranh thương mại leo thang

Theo nguồn tin từ các chuyên gia ngành vàng thỏi, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cắt giảm khoảng 300-500 tấn vàng nhập khẩu so với năm ngoái – với giá trị lên tới 15-25 tỷ USD theo giá hiện tại.

Các hạn chế được đưa ra khi cuộc đối đầu thương mại với Hoa Kỳ đã đẩy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc xuống mức chậm nhất trong gần ba thập kỷ trở lại đây, đồng thời gây áp lực lên đồng nhân dân tệ trượt xuống mức thấp nhất kể từ 2008. 

Theo số liệu hải quan Trung Quốc, quốc gia này là nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới – đã nhập khẩu tới 1.500 tấn vàng với trị giá khoảng 60 tỷ USD vào năm ngoái – tương đương 1/3 tổng nguồn cung thế giới.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với trang sức vàng, thỏi vàng đầu tư và tiền xu đã tăng gấp ba trong vòng hai thập kỷ qua. Theo dự đoán chính thức, trữ lượng vàng của Trung Quốc đã tăng lên gấp 5 lần lên tới 2.000 tấn. Số liệu hải quan cho thấy Trung Quốc nhập khẩu 575 tấn vàng trong nửa đầu năm nay, giảm 883 tấn trong cùng kỳ năm 2018. Vào tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu 71 tấn, giảm hẳn so với mức 157 tấn của năm ngoái. Vào tháng 6, tháng cuối cùng của dữ liệu, mức giảm thậm chí còn xuống mạnh hơn nữa, chỉ còn 57 tấn được nhập khẩu – ít hơn nhiều so với mức 199 tấn vào 6/2018.

Phần lớn vàng nhập khẩu của Trung Quốc được nhập từ Thuỵ Sĩ, Úc, và Nam Phi thường được thanh toán bằng USD – thực hiện bởi một nhóm các ngân hàng địa phương và quốc tế được ngân hàng trung ương Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu hàng tháng.

Nhưng mức hạn ngạch đã bị giới hạn hoặc không được cấp trong vài tháng trở lại đây, theo tiết lộ từ bảy nguồn tin trong ngành công nghiệp ở London, Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc. “Hầu như không có hạn ngạch nhập khẩu nào được ban hành tại Trung Quốc. Tháng 7 gần như chẳng có gì được nhập khẩu bởi các ngân hàng”, một nguồn tin cho biết.

Nhập khẩu đã không giảm về con số 0 vì một số ngân hàng vẫn có thể nhận được hạn ngạch và các kênh nhập khẩu khác, chẳng hạn như nhà máy lọc dầu nhận vàng khai thác nguyên chất vẫn còn mở, bốn trong số các nguồn tin cho biết. Đồng thời, họ cho biết Trung Quốc có khả năng hạn chế các lô hàng vàng nhập khẩu nhằm hạn chế số tiền rời khỏi đất nước trong bối cảnh giá trị đồng nhân dân tệ đang giảm mạnh.

Bắc Kinh trước đây cũng đã thực hiện các bước để kiềm chế dòng vốn chảy ra khi đồng tiền nước này suy yếu, chẳng hạn như ép nguồn cung đồng nhân dân tệ ra nước ngoài, kìm hãm hoá đơn nhập khẩu, … Chính phủ Trung Quốc cũng đã hạn chế hạn ngạch nhập khẩu vàng trong quá khứ - lần gần đây nhất là năm 2016 sau khi đồng nhân dân tệ suy yếu. “Nhưng không đến mức độ này, đây không phải là một tiền lệ mà là điều chưa từng thấy,” một nguồn tin trong ngành tại châu Á cho hay.

“Lượng vàng đi vào đồng nghĩa với đồng tiền đi ra” – một trong những nguồn tin nói thêm rằng người Trung Quốc có xu hướng mua USD để trả tiền mua vàng. “Tất cả đều có liên quan đến việc ngân hàng trung ương đang xừ lý tiền tệ như thế nào.”

Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 10% so với USD kể từ đầu năm ngoái và ngân hàng trung ương Trung Quốc trong tháng này đã cho phép nó trượt xuống dưới ngưỡng 7 NDT = 1 USD lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.

Với dự trữ ngoại hối ở mức 3,1 nghìn tỷ USD – lớn nhất thế giới – Trung Quốc có khả năng bảo vệ tiền tệ của mình. Tuy nhiên, hạn chế nhập khẩu vàng là một cách dễ dàng để ngăn dòng chảy mà không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…