Trung Quốc tăng gấp đôi xây dựng công trình quân sự trên tuyến biên giới với Ấn Độ

Trang tin tình báo địa chính trị toàn cầu Stratfor của Mỹ cho biết, Trung Quốc đã tăng gấp đôi khối lượng xây dựng các công trình quân sự dọc theo biên giới với Ấn Độ trong ba năm qua.

Ấn Độ bày tỏ quan ngại về sự gia tăng binh lực của quân đội Trung Quốc tại khu vực Ladakh trong cuộc họp của các ngoại trưởng ở Moscow bên lề Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày 10/9. New Delhi nhận định rằng, không có lời giải thích đáng tin cậy nào cho việc triển khai binh lực từ phía Trung Quốc.

Bản tin kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ xác nhận, sự thay đổi sau cuộc khủng hoảng Doklam năm 2017 dường như là một phần của chiến lược nhằm khống chế và kiểm soát một vùng rộng lớn ngoài biên giới Trung Quốc, tương tự như chiến lược ở Biển Đông.

Sim Tack, nhà phân tích địa chính trị cao cấp toàn cầu cấp cao của trang Stratfor và là tác giả của bài báo cáo: "Thời điểm Trung Quốc xây dựng các công trình quân sự dọc theo biên giới với Ấn Độ trước khi cuộc khủng hoảng Ladakh diễn ra cho thấy những căng thẳng biên giới là một phần trong một kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát các khu vực biên giới ",.

Bài báo phác thảo sự phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc dựa trên kết quả phân tích các bức ảnh vệ tinh.

Ảnh chụp vệ tinh một căn cứ không quân Trung Quốc đang được nâng cấp, có đường băng cho máy bay chiến đấu hạ cánh

Bài báo bình luận: “Sau khi hoàn thành các công trình quân sự, cơ sở hạ tầng này sẽ là điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng trên vùng biên giới với cường độ lớn hơn nữa”, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất an ninh địa chính trị trên vùng biên giới với Ấn Độ, quân đội quốc gia này nước đã có một cuộc đối đầu bạo lực với PLA ở khu vực Ladakh vào giữa tháng 6/2020.

Báo cáo cho rằng, hệ thống công trình quân sự này có khối lượng công việc xây dựng rất lớn và còn lâu mới hoàn thành.

NDTV dẫn lời bản tin từ Stratfor nhận định: “Hoạt động quân sự của Trung Quốc mà chúng ta đang chứng kiến dọc theo biên giới với Ấn Độ ngày nay chỉ là khởi đầu cho một chiến lược lâu dài hơn”.

Bài báo được đăng tải trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc, tham gia vào cuộc xung đột bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào đêm 15-16/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ, trong đó có một sĩ quan thiệt mạng.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên bố, “Những người lính dũng cảm của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ vì biên giới quốc gia. Nhưng phía Trung Quốc cũng gánh chịu thương vong lớn”.

Tuần trước, Bộ trưởng Rajnath Singh phát biểu tại hai viện của Quốc hội Ấn Độ đã nói “Tính đến thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã huy động một số lượng lớn quân đội và vũ khí trang bị, triển khai dọc theo tuyến kiểm soát thực tế (LAC) và các khu vực sâu trong biên giới”.

Ông Rajnath Singh cũng xác nhận thực tế trong bài báo của Stratfor “Trung Quốc đang thực hiện hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm nâng cao khả năng triển khai binh lực tại các khu vực biên giới”.

Phía Trung Quốc khẳng định tôn trọng những thỏa thuận giữa hai nước, nhưng cam kết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 17/9/2020, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói: "Đối với Trung Quốc, chúng tôi tôn trọng các thỏa thuận đã ký giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng tôi cam kết vì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới. Đồng thời, chúng tôi cam kết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".

Ấn Độ và Trung Quốc có những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Arunachal Pradesh phía đông bắc và Ladakh. Hai nước tiến hành nhiều cuộc đàm phán các cấp để giải quyết vấn đề, nhưng cho đến nay vẫn không mang lại bất cứ kết quả nào.

Biên giới Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm Đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 3.488 km đều trên bộ ở hầu hết các khu vực, chỉ có ở khu vực Pangong Tso ở phía đông Ladakh, đường biên đi qua một cái hồ.

Đài truyền hình Trung Quốc CCTV công bố video, ghi lại cảnh một lữ đoàn PLA thuộc Bộ Chỉ huy Quân khu Tây Tạng thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật trên một khu vực gần biên giới có độ cao hơn 4.600 mét so với mực nước biển.

Sĩ quan chỉ huy lữ đoàn cho biết, cuộc diễn tập bao gồm các hoạt động tình báo, trinh sát vệ tinh, cơ động di chuyển, tấn công các mục tiêu đối phương nhằm nâng cao khả năng tác chiến của PLA trên vùng cao nguyên nhạy cảm này.

Quân đội Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên cao nguyên Tây Tạn

Có thể bạn quan tâm

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…