Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP

Trung Quốc đã từ chối thiết lập mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 và cam kết đẩy mạnh chi tiêu tài trợ để hỗ trợ nền kinh tế.
Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP

Theo báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong phiên mở đầu cuộc họp quốc hội thường niên, được công bố vào sáng nay (22/5), chính phủ Trung Quốc từ chối thiết lập mục tiêu tăng trưởng GDP 2020, thay vào đó cam kết sẽ đẩy mạnh chi tiêu và tài trợ nhằm hỗ trợ nền kinh tế. 

Quyết định này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP kể từ 1990, khi chính phủ nước này bắt đầu công bố các mục tiêu như vậy. 

Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm 6,8% trong quý đầu tiên so với một năm trước - cũng là lần đầu tiên bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ - do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 làm tê liệt sản xuất và đánh vào chi tiêu. 

Các quan chức Trung Quốc đã đưa ra lời hứa tăng cường kích thích chính sách để thúc đẩy nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều lo ngại gia tằng về vấn đề thất nghiệp đe doạ sự ổn định của xã hội. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…