“Chiến tranh lạnh” Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ đưa thế giới về đâu?

Các chuyên gia cho biết, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn khởi đầu cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong “kỷ nguyên Covid-19”.
“Chiến tranh lạnh” Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ đưa thế giới về đâu?

Sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đã trở thành đề tài được tranh cãi nhiều đến mức các chuyên gia hiện phải nói rằng hai cường quốc đang có dấu hiệu bước đầu của một cuộc “Chiến tranh lạnh” mới có thể khiến đại dịch kéo dài, làm trầm trọng thêm sự tàn phá kinh tế và suy yếu khả năng của thế giới trong việc ngăn chặn các mối đe doạ khác. 

“Về cơ bản, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh,” Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung tại Hiệp hội Châu Á, chia sẻ với Business Insider. “Mỹ đang đi theo một định hướng ngày càng đối nghịch với Trung Quốc.” 

Ông Schell cũng nói thêm: “Hậu quả của sự đổ vỡ trong mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ là rất nghiêm trọng đối với thế giới và nền kinh tế toàn cầu bởi sự hợp tác của hai cường quốc kinh tế vốn là chìa khoá của toàn bộ kiến trúc kinh tế cũng như toàn cầu hoá thương mại, do đó, khi bị ảnh hưởng, sẽ có một sự xáo trộn rất lớn.” 

“Thực tế cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng đáng kế tại thời điểm này,” Clete Wilems, cựu chuyên gia đàm phán thương mại hàng đầu của Nhà Trắng, nói với CNBC hồi đầu tháng. “Tôi biết mọi người cảm thấy khó chịu với thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh", nhưng chúng ta cần phải thành thực và gọi nó với đúng bản chất của nó - bởi đây chính là khởi đầu của "Chiến tranh Lạnh". Và nếu không cẩn thận, mọi thứ có thể sẽ trượt dốc một cách tồi tệ hơn nhiều.” 

“Chiến tranh Lạnh sẽ tàn phá” và “buộc các quốc gia phải chọn phe” 

Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô vốn là một “sản phẩm của thời đại”. Thế chiến thứ II đã tàn phá những vùng đất châu Âu và châu Á, giúp Mỹ và Liên Xô trở thành những quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh. Nhưng về cơ bản, họ có hệ tư tưởng mâu thuẫn, vốn là điểm trọng tâm của sự bế tắc kéo dài hàng thập kỷ giữa hai siêu cường. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ cũng rất khác biệt về hệ thống chính trị, nhưng hai nước lại có mối liên hệ phức tạp hơn nhiều - đặc biệt là ở cấp độ kinh tế. Trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc nắm giữ 1,09 nghìn tỷ USD nợ của Mỹ, chỉ đứng sau Nhật Bản với tư cách là chủ nợ quốc tế hàng đầu của Hoa Kỳ. 

Bonnie Glaser, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với Business Insider rằng “có những yếu tố cạnh tranh Mỹ - Trung” làm gợi nhớ đến “Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ”. “Tất nhiên, giữa họ cũng có những khác biệt cơ bản về mức độ tương tác thương mại và giữa người với người,” bà Glaser cho biết. 

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNN, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nhận xét: “Đối với Hoa Kỳ, điểm khác biệt lớn giữa Chiến tranh Lạnh với Liên Xô và ‘cuộc chiến ngày nay’ với Trung Quốc là: Vào cuối thời điểm Chiến tranh Lạnh, tôi nhớ rằng Mỹ đã nhập khẩu khoảng 200 triệu USD hàng hoá từ Liên Xô, nhưng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc vào năm 2018 là 500 tỷ USD.” Ông Tony Blair cũng nói rằng, “có mối liên hệ về kinh tế và thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc mà ‘Chiến tranh Lạnh’ Hoa Kỳ-Liên Xô không có. 

Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ kéo theo những chia rẽ một hệ thống tư tưởng, quân sự, chính trị khổng lồ trên thế giới, điều mà cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill vẫn gọi là “Bức màn sắt”. Và nay, có những lo ngại rằng sự thù địch ngày nay giữa Washington và Bắc Kinh có thể dẫn đến một sự chia rẽ toàn cầu tương tự. 

“Đối với hệ thống quốc tế, Chiến tranh Lạnh sẽ tàn phá vô số khía cạnh. Chẳng hạn, nó sẽ đặt ra tất cả các thách thức toàn cầu - từ biến đổi khí hậu, đại dịch đến khủng bố - trong bối cảnh tăng, giảm sức mạnh tương đối cho mỗi bên - khiến hợp tác thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều,” tờ Economy nhận xét.

“Nó cũng sẽ buộc các quốc gia khác phải chọn phe, trong một quá trình thực hiện sự đánh đổi và sẽ làm lộ ra ‘cách họ ưu tiên các giá trị chính trị, an ninh quân sự và sinh kế kinh tế’. 

Mối quan hệ Mỹ-Trung là rất quan trọng để giải quyết các cuộc khủng hoảng trong tương lai, bên cạnh những vấn đề nhức nhối về an ninh quốc gia bao gồm sự phổ biến của vũ khí huỷ diệt hàng loạt và biến đổi khí hậu, Melvyn Leffler, nhà sử học tại ĐH Virginia nói với Business Insider. 

Một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ II

Đặc điểm được mô tả trong Chiến tranh Lạnh Mỹ -Liên Xô là sự mất lòng tin nội tại giữa Moscow và Washington và một cuộc cạnh tranh siêu quốc gia về quyền bá chủ kinh tế, quân sự và công nghệ. 

Một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Kể từ chiến dịch tranh cử năm 2016, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã nhắc đến Trung Quốc như một kẻ bắt nạt toàn cầu và lợi dụng nước Mỹ (tuy nhiên, ông Trump vẫn dành nhiều lời khen ‘có cánh’ cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình). Với tư cách là tổng thống đương nhiệm, ông Trump đã “thổi bùng” một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về nền kinh tế Mỹ từ chính nội bộ nước Mỹ. Nhưng, một thoả thuận thương mại đã được ký kết vào tháng 1/2020, ‘nhấn nút’ tạm dừng cho cuộc chiến và cũng mang lại cho TT Trump một chiến thắng ngoại giao nổi bật “tô điểm” cho cuộc vận động tái tranh cử vào cuối năm. 

“Chiến tranh lạnh” Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ đưa thế giới về đâu? ảnh 1

Nhưng sau đó, Covid-19 xảy ra, gây ảnh hưởng tới thế giới, tàn phá nền kinh tế và đẩy thoả thuận thương mại tới bế tắc. Mặc cho lời ca ngợi Trung Quốc xử lý khủng hoảng rất tốt trong thời gian đầu, khi mà Covid-19 chưa trở thành một đại dịch toàn cầu, thì chỉ ngay sau đó, TT Trump đã chuyển sang “tấn công” Trung Quốc ở mọi “ngã rẽ” và đổ mọi tội lỗi lên Trung Quốc. 

Trung Quốc đã bị cáo buộc rộng rãi về việc làm trầm trọng thêm đại dịch bằng cách che giấu thông tin về virus - có bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán. TT Hoa Kỳ và các cố vấn của ông đã đẩy sự việc đi xa hơn khi liên tục nói rằng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc mặc cho Tổ chức Y tế Thế giới và những đơn vị khác đã khẳng định một chợ hải sản buôn bán động vật hoang dã mới là căn nguyên của sự việc. 

Trong khi đó, Bắc Kinh đã kịch liệt bác bỏ lời cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng virus rò rỉ từ một phòng thí nghiệm và thậm chí, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 3 đã tuyên bố Covid-19 đến từ... quân đội Hoa Kỳ. 

Bên cạnh việc các chính phủ đang liên tiếp truyền bá những thuyết âm mưu về nhau, thì TT Trump một lần nữa “giáng” những đòn trừng phạt xuống Trung Quốc, và cả WHO vì cho rằng họ đã ‘đứng về phía’ Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền TT Trump đã cắt giảm tài trợ cho các nhà nghiên cứu người Mỹ đang hợp tác với phòng thí nghiệm Vũ Hán, gây đe doạ tới tiến trình nghiên cứu phương pháp điều trị virus. Tương tự, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã làm việc để xoá đi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong giới học thuật Hoa Kỳ. Sự ăn miếng trả miếng giữa Bắc Kinh và Washington đã mở rộng sang các khía cạnh xã hội khác. Sau khi TT Trump đặt ra hạn chế về số lượng công dân Trung Quốc có thể làm việc tại Mỹ, Trung Quốc hồi tháng 3 cũng đã trục xuất các nhà báo Mỹ đang làm việc tại đây. 

Đồng thời, cuộc đua phát triển vắc xin Covid-19 đang trở thành điểm tự hào của cả hai quốc gia - có nhiều điểm tương đồng với cuộc đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. 

“Lỗi anh, lỗi tôi” 

Có thể nói, gốc rễ của cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung xuất hiện từ nhiều năm về trước, trước cả thời kỳ TT Trump đương nhiệm. Nhưng ông Donald Trump lại được coi là một nhân vật trung tâm trong việc "làm rõ" mối quan hệ giữa hai nước. “Không có gì nghi ngờ rằng một số hành động của chính quyền Trump đã góp phần vào việc này,” ông Orville Schell cho biết. Nhưng cũng không thể phủ nhận, Bắc Kinh cũng là một “động lực chính” khiến căng thẳng hai nước càng trở nên phức tạp hơn. “Bản thân Bắc Kinh đã không khắc phục được vô số vấn đề bất cân đối giữa Mỹ và Trung Quốc trước cả khi Donald Trump ‘tham dự’”. 

"TT Trump đã đúng khi nói rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị mất cân bằng nhưng ông ấy lại sai lầm và bối rối trong việc tìm cách cải tổ mối quan hệ này,” ông Schell nhận xét. “ Và ông Tập Cận Bình cũng vậy.” 

Ông Scott Mulhauser, một chiến lược gia Đảng Dân chủ và cựu chánh văn phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, nói với Business Insider: “Bạn có hai nhà lãnh đạo đang dần đi chệch hướng trong việc xây dựng một khuôn khổ mới và do đó tạo ra những vòng xoáy rối ren đưa chúng ta tới một cuộc chiến đáng lo ngại.” 

“Cách tiếp cận có phần ‘hỗn loạn’ này - đối với đại dịch, chiến tranh thương mại và cả mối quan hệ song phương đã khiến người dân phải trả giá bằng công việc hay thậm chí là mạng sống của họ - và mọi việc dường như chưa thể đi đến hồi kết.”

Nguồn: Business Insider

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…