TT Donald Trump cho ByteDance và Microsoft 45 ngày để thoả thuận mua bán TikTok

TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng ý cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc ByteDance 45 ngày để đàm phán bán lại ứng dụng TikTok cho Microsoft.
TT Donald Trump cho ByteDance và Microsoft 45 ngày để thoả thuận mua bán TikTok

Trong diễn biến mới nhất của căng thẳng giữa chính phủ Hoa Kỳ và ứng dụng chia sẻ video trực tuyến TikTok thuộc sở hữu của ByteDance Trung Quốc, TT Mỹ Donald Trump vào thứ Sáu (31/7) đã tuyên bố kế hoạch cấm TikTok tại Hoa Kỳ vì lo ngại bảo mật an ninh quốc gia có thể bị vi phạm nếu TikTok vẫn thuộc sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc. Trước đó, TT Trump cũng đã bác bỏ ý tưởng Microsoft mua lại ứng dụng này. 

Nhưng sau các cuộc thảo luận giữa TT Trump và CEO Microsoft Satya Nadella, đại diện của Microsoft Corp cho biết, họ sẽ tiếp tục đi đến đàm phán để mua lại TikTok từ ByteDance với hy vọng đạt được thoả thuận vào ngày 15/9 theo yêu cầu của TT Donald Trump. 

Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Microsoft sẽ được Uỷ ban Đầu từ nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì chắc chắn về khả năng thành công của thoả thuận, Microsoft chia sẻ. 

“Microsoft đánh giá cao tầm quan trọng của việc giải quyết các mối lo ngại của Tổng thống. Công ty cũng cam kết mua lại TikTok và xem xét, điều chỉnh hệ thống bảo mật một cách hoàn chỉnh đồng thời cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Kho bạc Hoa Kỳ,” Microsoft cho biết trong một tuyên bố. 

Theo thoả thuận được đề xuất, Microsoft sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand. Họ cũng sẽ đảm bảo rằng tất cả dữ liệu riêng tư của người dùng TikTok tại Hoa Kỳ sẽ được chuyển đến và lưu trữ bảo mật tại Hoa Kỳ. 

Microsoft cũng có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác mua cổ phần thiểu số tại TikTok. Khoảng 70% vốn bên ngoài mà ByteDance huy động đều đến từ Hoa Kỳ. 

Hiện vẫn chưa rõ mức giá mà Microsoft có thể trả cho TikTok. Reuters vào tuần trước đã đưa tin về mức kỳ vọng 50 tỷ USD từ ByteDance, mặc dù với áp lực liên tiếp từ Hoa Kỳ trong việc thoái vốn có thể làm giảm bớt con số đó. 

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng được quan tâm nhất trong các cuộc đàm phán hiện nay là việc tách công nghệ của TikTok khỏi cơ sở hạ tầng cũng như quyền truy cập từ ByteDance, nhằm giảm bớt lo ngại của Hoa Kỳ về độ bảo mật dữ liệu người dùng. Bởi, ByteDance hiện cũng sở hữu một ứng dụng video ngắn khác có tên là Douyin dựa trên cùng một mã hoá được sử dụng cho TikTok. Do đó, ý tưởng được coi là khả quan nhất trong thời điểm này đó là Microsoft và ByteDance cùng thống nhất một giai đoạn chuyển đổi để phát triển công nghệ riêng cho TikTok, hoàn toàn tách biệt với hệ thống của ByteDance, một trong những nguồn tin trong cuộc tiết lộ. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...