TT Iraq cảnh báo sẽ từ chức nếu bị các đồng minh Iran trong Quốc hội thúc ép

TT Iraq Barham Salih đã từ chối chỉ định ứng cử viên của khối nghị viện do Iran hậu thuẫn cho vị trí thủ tướng, nói rằng ông thà từ chức còn hơn là bổ nhiệm người mà nhân dân Iraq không muốn.

Khối Bina, được dẫn dắt bởi Hadi al-Amiri - lãnh đạo dân quân do Iran hậu thuẫn - đã đề cử Thống dốc Basra Asaad al-Edani làm thủ tướng tiếp theo của Iraq sau nhiều tuần bế tắc chính trị. 

Nhưng TT Iraq Barham Salih đã nói trong một tuyên bố rằng việc bổ nhiệm ông Edani sẽ không xoa dịu được những người biểu tình đang yêu cầu một thủ tướng độc lập không có liên kết với đảng hay không thể làm dịu đi sự bất ổn khắp đất nước. 

Ông Salih cũng cho biết bởi hiến pháp quốc gia không cho ông quyền từ chối những ứng cử viên cho vị trí thủ tướng, nên ông đã sẵn sàng để nghỉ việc. 

“Từ mong muốn duy trì hoà bình và ngừng đổ máu, với tất cả sự tôn trọng dành cho ông Asaad al-Edani, tôi xin từ chối đề cử ông cho vị trí thủ tướng,” TT Barham Salih nói. “Vì vậy, tôi sẵn sàng từ chức tổng thống để các thành viên quốc hội có thể quyết định một người đại diện cho nhân dân theo cách mà họ thấy phù hợp.” 

Việc từ chức của TT Salih chỉ tiếp tục làm phức tạp thêm sự bế tắc tại Iraq, bởi các nhà lập pháp trước tiên sẽ phải chọn người thay thế ông, và người đó sẽ đề cử một thủ tướng mới. Theo hiến pháp Iraq, một đại diện của quốc hội sẽ tiếp nhận nhiệm kỳ tổng thống trên cơ sở tạm thời. 

Các cuộc biểu tình rầm rộ vẫn đang diễn ra tại Iraq kể từ ngày 1/10. Những người tham gia biểu tình chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi yêu cầu chính phủ “đại tu” lại bộ máy chính quyền mà dân chúng thấy là đang rơi vào tình trạng tham nhũng khiến hầu hết người dân Iraq phải chịu cảnh nghèo đói. 

TT Iraq cảnh báo sẽ từ chức nếu bị các đồng minh Iran trong Quốc hội thúc ép ảnh 1

Cựu thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã từ chức vào tháng trước nhưng vẫn duy trì một số công việc trong khả năng có thể. 

Sự đấu đá giữa các đảng chính trị đang tìm cách nắm giữ quyền lực đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng và đe doạ gây ra nhiều bất ổn hơn nữa khi người biểu tình ngày càng mất kiên nhẫn trước những bế tắc. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…