Từ 2017 không còn chuyện Chính phủ cấp bảo lãnh dự án

Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để bảo đảm an toàn nợ công, từ năm 2017 sẽ tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Trường hợp đặc biệt cấp thiết trình Thủ tướng xem
Từ 2017 không còn chuyện Chính phủ cấp bảo lãnh dự án

Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để bảo đảm an toàn nợ công, từ năm 2017 sẽ tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Trường hợp đặc biệt cấp thiết trình Thủ tướng xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, thông tin, báo cáo đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.Đối với những dự án bảo lãnh kém hiệu quả, Thủ tướng phải yêu cầu báo cáo định kỳ và giải trình rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể.

Từ 2017 không còn chuyện Chính phủ cấp bảo lãnh dự án ảnh 1
Đến cuối năm 2015, nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới 21 tỷ USD

Theo yêu cầu của Thủ tướng, trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn có thể huy động từ các nguồn vốn khác thì sẽ hạn chế việc cho vay ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ. Các doanh nghiệp phải nỗ lực tự thu xếp nguồn vốn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, đàm phán với bên cho vay để tái cơ cấu khoản vay.“Trong năm 2016, xem xét kỹ các dự án ngay từ giai đoạn phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh để hạn chế dần bảo lãnh Chính phủ. Từ năm 2017, tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới để đảm bảo an toàn nợ công. Trường hợp đặc biệt cấp thiết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể”, Thủ tướng lưu ý.Đối với các dự án đã có chủ trương cấp bảo lãnh, Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác thẩm định và tuân thủ các tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bên cạnh các điều kiện cấp bảo lãnh theo quy định Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.Thủ tướng giao các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện phương án tái cơ cấu tài chính dự án đã được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2016.Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh khẩn trương thực hiện việc thế chấp tài sản theo quy định trong năm 2016. Đối với các trường hợp đặc thù, Bộ chủ quản báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Trường hợp dự án đã hình thành xong tài sản nhưng chủ đầu tư không thực hiện thế chấp cho Bộ Tài chính theo yêu cầu, Bộ Tài chính yêu cầu chủ đầu tư trả nợ trước hạn để tất toán bảo lãnh Chính phủ.Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp để đảm bảo công tác cấp bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Chính phủ ngày càng hiệu quả theo hướng phù hợp với Luật quản lý nợ công sửa đổi và định hướng của Chính phủ về bảo lãnh.Bên cạnh đó, nghiên cứu các biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nợ trong việc đảm bảo tuân thủ quy định của người được bảo lãnh, cơ chế xử lý và áp dụng chế tài theo quy định đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trả nợ.Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2015, tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ là gần 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh vay nước ngoài hơn 21,8 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 84%.Tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh đến thời điểm trên là khoảng 21 tỷ USD (bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - SBIC). Con số bảo lãnh này chiếm khoảng 17,8% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.Trong đó, vốn bảo lãnh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như ngành điện. Chỉ tính tiêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số vay nợ đã lên tới 9,7 tỷ USD. Tổng công ty Truyền tải điện Việt Nam (EVN/NPT) là 445 triệu USD.Năm 2015, có 4 dự án nguồn điện được cấp bảo lãnh Chính phủ với tổng giá trị gần 2,1 tỷ USD, đã góp phần hoàn thiện đầu tư cho các cụm nhà máy điện Vĩnh Tân và Duyên Hải.Bảo lãnh dư nợ trái phiếu Chính phủ đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 127.652 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 33.866 tỷ đồng. Riêng năm 2015, VDB đã phát hành 32.994 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách phát hành 14.949 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi đến hạn khoảng 60.906 tỷ đồng.

Bích Diêp

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…