Tương lai nào cho kinh tế Anh hậu Brexit?

Khi đàm phán về các quan hệ thương mại sau khi Anh rút lui khỏi khối Liên minh Châu Âu, thì cũng là lúc nảy sinh hàng loạt vấn đề hoàn toàn mới. Đó là việc nước Anh sẽ ở vị trí như thế nào trong các q
Tương lai nào cho kinh tế Anh hậu Brexit?

Một số người cho rằng Anh nên giống Na Uy, một nước châu Âu đứng ngoài Liên minh, nhưng gắn chặt với các tiêu chuẩn kinh tế xã hội cao. Những người khác lại ưa thích mô hình của Canada, một nước có quan hệ thương mại lỏng lẻo hơn với Liên minh châu Âu.

Một số người Anh muốn nước mình tự do, cắt giảm các loại thuế và quy định, biến thành một phiên bản Singapore ở châu Âu. Một số khác lại lựa chọn “Canapore” - một sự hòa trộn giữa mô hình Canada và Singapore. Hầu hết các chuyên gia đều dự đoán rằng sự ra đi của Anh, hay quá trình Brexit, sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh nhiều hơn so với trường hợp nếu Anh ở lại Liên minh châu Âu.

“Trong hầu hết các kịch bản thương mại, kinh tế Vương quốc Anh sẽ tồi tệ hơn khi tồn tại bên ngoài E.U”, Charles P.Ries, Phó Chủ tịch Tổng Công ty RAND, tác giả một báo cáo gần đây về triển vọng kinh tế của Anh sau khi rút khỏi E.U cho biết. “Với nước Anh, câu hỏi chỉ là: Tồi tệ hơn bao nhiêu lần?”.

Anand Menon, Giáo sư về chính trị và đối ngoại của châu Âu tại ĐH King's, London, cho rằng tương lai thương mại của Anh có thể bị chi phối bởi “kiểm tra hải quan, các quy định khác nhau, các tiêu chuẩn khác nhau. Nền thương mại có thể sẽ rơi xuống vực như một cơn ác mộng”.

"Ngay cả những người lạc quan hơn cũng nghĩ đến một kết quả hợp lý đang tới gần: Anh sẽ phải quyết định có nên cắt đứt một số hay hầu hết các mối quan hệ với Liên minh châu Âu và đối mặt với một quá trình điều chỉnh kinh tế khốc liệt, hay giải quyết cho một phiên bản ít thuận lợi hơn về những gì mà họ đang có.

Mats Persson, người đứng đầu khu vực thương mại quốc tế tại một công ty tư vấn cho biết: “Càng ngày càng có nhiều người sẽ phải đặt ra câu hỏi: Nước Anh muốn trở thành quốc gia như thế nào? Liệu đất nước này có muốn đi theo con đường của Na Uy, với thuế cao và an ninh xã hội cao, gần gũi với các quy tắc của Liên minh châu Âu, hay theo con đường của Hồng Kông, với thương mại tự do và các quy định kém chặt chẽ hơn?”.

Đã gần 18 tháng sau khi người Anh bỏ phiếu chống lại Liên minh châu Âu, câu hỏi này thậm chí vẫn chưa được các thành viên nội các Thủ tướng Theresa May thảo luận. Mặc dù lịch họp của nội các bà Theresa May về vấn đề này sẽ được sớm đưa ra, nhưng tình trạng phân rẽ trong chính phủ bảo thủ này lại có nhiều dấu hiệu cho thấy họ sẽ lúng túng trong vấn đề này trong vài tuần nữa, bởi họ mong muốn một yêu cầu cho một kết quả hầu như không thể thực hiện được - một hợp đồng kiểu “Canada cộng cộng cộng”.

Bà May hứa sẽ đưa nước Anh ra khỏi Liên minh thuế quan và thị trường chung của Liên minh châu Âu, quyết tâm hạn chế quyền sống và làm việc ở Anh của công dân các nước trong khối này, đồng thời từ chối vai trò tiếp tục của Tòa án châu Âu và Tư pháp - một tổ chức mà những người nhiệt tâm ủng hộ Brexit nhất đều tỏ thái độ kỳ thị. Trong trường hợp đó, bà đã loại bỏ khả năng sao chép mô hình Na Uy, là một phần của thị trường đơn nhất (không phải của liên minh thuế quan), tôn trọng các phong trào tự do và tòa án.

Theo thỏa thuận “Canada cộng cộng cộng” thì đất nước này sẽ thương lượng về một hiệp định tự do thương mại với Liên minh châu Âu, nhưng với một loạt thỏa thuận sâu sắc hơn so với những gì Canada đạt được. Điều này có nghĩa là nước Anh vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Liên minh châu Âu, nhưng không chấp nhận hai trụ cột của nó là phong trào tự do của người lao động và vai trò của Tòa án Tư pháp châu Âu trong việc giải quyết tranh chấp.

Các chuyên gia cho rằng, các nhà đám phán châu Âu sẽ không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận như vậy, vì nó chẳng khác gì một sự tưởng thưởng cho nước Anh vì đã tách khỏi Liên minh châu Âu. Thậm chí cả những thỏa thuận về các vấn đề không liên quan như các quy tắc bảo vệ dữ liệu và hợp tác an ninh cũng có thể gặp rắc rối nếu nước Anh không chấp nhận vai trò trọng tài của Tòa án Tư pháp châu Âu. Ngoài ra, cần phải có một thỏa thuận miễn thuế đối với thương mại hàng hóa, nhưng vì nước Anh muốn từ bỏ Liên minh thuế quan, nên điều này chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều thủ tục giấy tờ và kiểm tra.

Vấn đề lớn hơn là sự phụ thuộc của kinh tế Anh đối với các dịch vụ, chiếm khoảng 80% nền kinh tế. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia, xuất khẩu dịch vụ sang Liên minh châu Âu của Anh chiếm hơn 36% tổng xuất khẩu của Anh. Như vậy, rõ ràng các chính sách mà Anh hướng đến sẽ gây khó khăn nhiều cho kinh tế nước này giai đoạn hậu Brexit.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…