Tỷ phú Mỹ Thomas Lee được phát hiện tử vong tại văn phòng riêng

Nhà tỷ phú tài chính người Mỹ Thomas H. Lee, người tiên phong trong lĩnh vực đầu tư vốn cổ phần tư nhân, đã qua đời ở tuổi 78.
Thomas Lee

Theo tờ New York Post, trích dẫn các nguồn tin cảnh sát, ông Thomas Lee được phát hiện đã tử vong vào ngày 23/2 tại văn phòng riêng ở Đại lộ số 5 Manhattan, trụ sở công ty đầu tư của ông. 

Sở cảnh sát New York không xác nhận nguyên nhân tử vong, nhưng đại diện Sở Arthur Tsui nói với Forbes rằng thi thể của ông Lee được tìm thấy sau khi cảnh địa phương nhận được một cuộc gọi khẩn cấp 911 vào khoảng 11:10 sáng cùng ngày. 

"Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn trước cái chết của Tom”, đại diện gia đình Michael Sitrick cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi mong rằng mọi người sẽ tôn trọng quyền riêng tư của gia đình trong thời điểm khó khăn này”. 

Ông Thomas Lee là người sáng lập và chủ tịch của Lee Equity (được thành lập vào năm 2006) và trước đó từng là chủ tịch và giám đốc điều hành của Quỹ Thomas H. Lee Partners.

Theo ước tính của Forbes, giá trị tài sản ròng của ông Thomas Lee là 2 tỷ USD, đưa ông vào vị trí thứ 1.507 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.

Từng là cựu sinh viên Harvard trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngân hàng, ông Thomas Lee đã thành lập Quỹ đầu tư Thomas H. Lee Partners cách đây gần nửa thế kỷ, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh LBO (Leveraged Buyout - hình thức thực hiện M&A với đòn bẩy tài chính cao) với mục tiêu nhắm đến các công ty cỡ trung bình có tiềm năng tăng trưởng.

Quỹ được biết đến trong những năm đầu thành lập với việc mua lại các công ty như Sterling Jewelers, nhưng trở nên nổi tiếng từ sau khi thành công mua lại hãng nước giải khát Snapple từ những người sáng lập vào năm 1992 với giá 28 triệu USD. Doanh số bán hàng của thương hiệu sau đó tăng vọt trong hai năm ông Thomas Lee nắm quyền kiểm soát. Sau này, ông Lee đã bán lại Snapple cho Quaker Oats với giá 1,7 tỷ USD vào năm 1994, “bỏ túi” 927 triệu USD lợi nhuận. 

Trong những năm sau đó, Quỹ Thomas H. Lee Partners đã tham gia vào các thỏa thuận mua lại Experian, Dunkin' Brands, Warner Music Group và Houghton Mifflin, trước khi ông Thomas Lee từ chức vào năm 2006 và thành lập một liên doanh mới tương tự có tên Lee Equity Partners. 

Không giống như một số “ông lớn” LBO khét tiếng, ông Thomas Lee thường tập trung vào giá trị tăng trưởng nhiều hơn là mục tiêu cắt giảm chi phí. Trong một hồ sơ năm 1997, tạp chí Forbes đã trích dẫn một triết lý kinh doanh của ông Thomas Lee như sau: “Bạn nên trả giá cao cho một công ty tuyệt vời thay vì sở hữu một công ty tầm thường với mức giá hời.”

Bên cạnh thành công trong kinh doanh, ông Thomas Lee cũng được biết đến như một nhà sưu tâm nghệ thuật và từ thiện hảo tâm. Ông từng phục vụ trong hội đồng quản trị của nhiều tổ chức xã hội, bao gồm Trung tâm Lincoln, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Đại học Brandeis, Đại học Harvard và Bảo tàng Di sản Do Thái.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...