Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc mới trên bảng xếp hạng những người giàu thế giới

Theo Forbes, tài sản định giá của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng vọt chỉ trong vòng nửa tháng, giúp ông vươn lên vị trí người giàu thứ 364 thế giới.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc mới trên bảng xếp hạng những người giàu thế giới

Cụ thể, tính đến thời điểm ngày 31/1, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, đã tăng lên mức 5,6 tỷ USD, tăng 800 USD so với mức 4,8 tỷ USD ngày 16/1.

Khối tài sản tăng trưởng nhanh giúp ông Vượng vượt mặt nhiều tỷ phú nổi tiếng như ông chủ Tập đoàn Virgin, tỷ phú Richard Branson, người đang sở hữu 5,3 tỷ USD và xếp thứ 393 hay Gabe Newell, ông chủ của Tập đoàn Valve, hiện sở hữu 5,5 tỷ USD.

Trước đó, với khối tài sản 4,8 tỷ USD ngày 16/1, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng thứ 453 trong top 500 người giàu nhất thế giới, tăng gần 37 bậc so với cuối tháng 11/2017.

Tài sản của ông Vượng tăng nhanh là nhờ đà tăng mạnh của cổ phiếu VIC trên sàn giao dịch chứng khoán, được cho là hiệu ứng từ những tin tức tích cực đến từ những mảng kinh doanh mới của Tập đoàn Vingroup như sản xuất xe hơi hay đào tạo bóng đá.

Thông tin về ông Phạm Nhật Vượng trên Forbes.

Cổ phiếu VRE của Vincom Retail hiện cũng được giao dịch ở giá 55.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 50% so với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên. Điều này đẩy vốn hóa của công ty vận hành các trung tâm thương mại thuộc Vingroup đạt 105.000 tỷ đồng.

Ngày 19/1, Bloomberg cũng ghi nhận ông Nguyễn Đăng Quang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, hiện sở hữu tài sản 1,2 tỷ USD là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên, Forbes vẫn chưa ghi nhận ông Quang trong danh sách tỷ phú USD thế giới.

Một tỷ phú USD khác của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng ghi nhận tăng trưởng tài sản ấn tượng. Tính đến ngày 31/1, bà Thảo sở hữu khối tài sản định giá 3,2 tỷ USD, tăng 1,1 tỷ USD so với thời điểm tháng 11/2017. Bà chủ Vietjet Air hiện đứng thứ 755 trong bảng xếp hạng các tỷ phú USD của Forbes.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...