Uber đàm phán rút lui khỏi thị trường Ấn Độ, lo ngại tăng giá

Hãng taxi công nghệ Uber được cho là đang tích cực đàm phán về việc bán hoạt động của mình tại Ấn Độ cho Ola. Các chuyên gia lo ngại việc sáp nhập 2 đối thủ sẽ tạo ra độc quyền trên thị trường vốn chỉ
Uber đàm phán rút lui khỏi thị trường Ấn Độ, lo ngại tăng giá

Điều đó không có lợi cho nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của khách hàng. Do vậy, việc sáp nhập nếu có sẽ khó được Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ (CCI) chấp thuận. 

Mặc dù một số chuyên gia đã liên hệ với ví dụ tại thị trường Trung Quốc khi Uber sáp nhập với công ty có nguồn gốc nội địa Didi, người ta vẫn cho rằng điều tương tự khó có khả năng xảy ra tại Ấn Độ. 

Ola là công ty có nguồn gốc bản địa Ấn Độ, kinh doanh vận tải công nghệ như mô hình Uber. Theo các nguồn tin, tại thị trường Ấn Độ, Ola có trị giá 5 tỷ USD trong khi Uber được định giá khoảng 4 tỷ USD. Cả 2 công ty đều nhận được nguồn đầu tư lớn từ gã khổng lồ Nhật Bản Softbank. 

Hôm 26/3, Uber cũng thông báo đã đạt thỏa thuận chuyển nhượng mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab, đánh dấu lần rút lui thứ 2 của Uber tại thị trường châu Á. 

Việc Uber chuyển giao mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho Grab, theo đó giảm áp lực cạnh tranh cho đối thủ lớn nhất của hãng tại thị trường 640 triệu dân này, đã tạo ra tâm lý lo ngại xen lẫn thất vọng cho cả tài xế và khách hàng sử dụng 2 dịch vụ xe đi chung dựa trên ứng dụng điện thoại thông minh.

Các hãng kinh doanh dịch vụ xe đi chung trên toàn châu Á lâu nay phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và lợi nhuận giảm do phải dựa nhiều vào các chương trình giảm giá để lôi kéo khách, cũng như sức ép phải đưa ra các chính sách đãi ngộ tốt để "giữ chân" các tài xế.

Trong thông báo trên trang mạng chính thức, Grab cho rằng thỏa thuận chuyển nhượng với Uber sẽ khiến Grab trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ xe đi chung hiệu quả nhất ở thị trường Đông Nam Á, qua đó giúp tăng lợi nhuận của hãng trong mảng kinh doanh cốt lõi này.

Grab cũng cho biết từ này các khách hàng có thể được hưởng dịch vụ tốt hơn với nhiều tài xế cũng như phương án di chuyển hơn trên cùng một ứng dụng, trong khi giá dịch vụ không tăng so với trước.

Trong khi đó, các chính sách ưu đãi đối với tài xế lái Grab cũng không thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung các tài xế và khách hàng của Grab và Uber đều cho rằng giá sử dụng dịch vụ sẽ tăng do sức ép cạnh tranh đối với Grab tại Đông Nam Á giảm.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…