Úc: Các chuyến bay “không cách ly” đầu tiên đã hạ cánh

Hàng trăm hành khách trên các chuyến bay từ New Zealand đến Sydney (Úc) vào hôm nay (16/10) sẽ không phải trải qua thời gian cách ly như quy định trươc đây.
Úc: Các chuyến bay “không cách ly” đầu tiên đã hạ cánh

Các nhà chức trách Úc cho biết trong dự kiến mở cửa trở lại các chuyến bay du lịch quốc tế, du khách trên những chuyến bay đã được phê duyệt (từ New Zealand) sẽ không phải cách ly tại New South Wales, Lãnh thổ Thủ đô Úc và Lãnh thổ phía Bắc.

Các bang Tây Úc, Queensland và Tasmania có biên giới đang đóng cửa hoặc hạn chế nhập cảnh, vẫn có thể sẽ yêu cầu cách ly. Bên cạnh đó, tiểu bang Victoria - tâm chấn của làn sóng dịch thứ 2 - vẫn đang trong tình hình phong toả nghiêm ngặt. 

Tuy nhiên, các thoả thuận vẫn được cho là chưa “có đi có lại” giữa 2 nước láng giềng, bởi New Zealand vẫn yêu cầu những người đến nước này phải được cách ly trong 2 tuần dưới sự giám sát của cơ quan y tế với chi phí là 2.045 USD/ cho người đâu tiên và cao hơn cho các thành viên gia đình. 

Khoảng 90% những người tới Sydney vào hôm nay (16/10) với hãng Air New Zealand đều đặt vé 1 chiều, hãng hàng không tiết lộ. 

Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian cho biết bà hy vọng New Zealand sẽ sớm nới lỏng các hạn chế đối với người dân đến từ Úc. “Đây là bước đầu quan trọng trong việc đưa ngành du lịch quốc tế trở lại và chúng tôi hy vọng Thủ tướng Jacinda Ardern sẽ đáp lại sự ưu ái của nước Úc trong tương lai gần.” 

Bà Berejiklian nói thêm, chỉ có một trường hợp lâu nhiễm trong cộng đồng mới ở New South Wales trong 24 giờ qua, và chính quyền bang sẽ nới lỏng thêm các hạn chế vào tuần tới nếu số trường hợp vẫn tiếp tuc duy trì ở mức thấp. 

Mặc dù Úc cũng là một quốc gia đang phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh lần thứ 2, nhưng số ca nhiễm vẫn được coi là khá khiêm tốn so với các đợt bùng phát ở châu Âu và Bắc Mỹ. 

Ngoại trừ những người sống ở phía đông nam bang Victoria, hầu hết người dân Úc chỉ phải tuân thủ theo các hạn chế chung như giới hạn tụ tập đông người. Tại Victoria, các nhà chức trách ghi nhận chỉ 2 trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong ngày qua - đây cũng là mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ đầu tháng 6. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...