Theo đó, giao dịch được thực hiện ngày 8/2/2022. Tạm tính theo mức giá chốt phiên cùng ngày giao dịch của cổ phiếu HDG là 63.200 đồng/cổ phiếu, VCI đã chi ra khoảng 70 tỷ để hoàn tất thương vụ trên.
Sau giao dịch, VCI đang nắm giữ hơn 12,95 triệu cổ phiếu. Chứng khoán Bản Việt cho biết thêm việc mua thêm cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền.
Trước đó, Hà Đô đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu thực hiện quyền mua cổ phần của chứng quyền được phát hành năm 2019. Vào năm 2019, tập đoàn đã phát hành 500 trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền. Tổng số lượng chứng quyền đã thực hiện quyền mua là 300 đơn vị.
Chủ sở hữu của 200 chứng quyền còn lại sẽ được quyền mua với tỷ lệ mỗi chứng quyền đổi 37.407 cổ phiếu. Theo đó, vào ngày 8/2, tập đoàn đã phát hành hơn 7,48 triệu đơn vị với giá 26.732 đồng/cp, tương đương số tiền huy động gần 200 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, năm 2021, Hà Đô ghi nhận 3.842 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 23% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.333 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 1.090 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2020 - Đây cũng là lần đầu tiên HDG có lợi nhuận vượt mốc 1.000 tỷ đồng.
Với mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.863 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.254 tỷ đồng, Hà Đô đã thực hiện được 79% mục tiêu doanh thu và vượt 6% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản đạt gần 15.975 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng từ 824 tỷ đồng lên hơn 1.030 tỷ đồng. Hàng tồn kho ghi nhận giảm 25% về gần 1.317 tỷ đồng, chủ yếu giảm bất động sản đang xây dựng (từ hơn 1.655 tỷ đồng về hơn 1.074 tỷ đồng). Ngoài ra, doanh nghiệp còn hơn 877 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hà Đô ghi nhận gần 10.594 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm (gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu). Trong đó, tổng dư nợ đi vay chiếm 70%, ghi nhận gần 7.465 tỷ đồng.