Bộ phim tài liệu dài 30 phút do Rosatom xuất bản ngày 20/8 ghi lại ngày đặc biệt của tháng 10/1961, Liên Xô nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đương lượng nổ 50 megaton trên một hòn đảo xa xôi ở Bắc Cực. Vũ khí hủy diệt khổng lồ này dược gọi đơn giản là “Sản phẩm 202”, nhưng kích thước và sức mạnh kinh hoàng của quả bom đã khiến vũ khí có biệt danh “Tsar Bomba” - vua của các loại bom.
Quả bom mạnh nhất của Mỹ trong vụ thử Castle Bravo năm 1952 có đương lượng nổ lớn nhất là 22 megaton, quả bom phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945 chỉ có đương lượng nổ là 16 kiloton. So sánh cho thấy Tsar Bomba của Liên Xô mạnh hơn khoảng 1,325 lần. Sức mạnh kinh hoàng của bom xuất phát từ phản ứng nhiệt hạch, tạo ra năng lượng tương tự như năng lượng mặt trời.
Trong video, quả bom khổng lồ được đưa lên một toa tàu để vận chuyển đến vùng cực bắc, sau đó được chuyển bằng xe đặc chủng tới Căn cứ Không quân Olenya, phía nam Murmansk.
Tại sân bay, máy bay ném bom được chất đầy các thiết bị thử nghiệm, bao gồm hàng tấn máy ảnh và máy quay phim. Máy bay là thử nghiệm là chiếc Tu-95V được sửa đổi đặc biệt (định danh NATO là "Bear"), sơn toàn bộ màu trắng để phản quang nguồn sáng flash hạt nhân/ Phi đội thử nghiệm bao gồm chiếc Tu-95V và một máy bay ném bom Tu-16 đi cùng.
Quả bom khổng lồ được treo bên dưới máy bay ném bom. Khi đến khu vực thao trường thử nghiệm Novaya Zemlya, Tu-95V thực hiện thả quả bom hạt nhân, một chiếc dù được bung ra làm chậm quá trình rơi, cho phép máy bay có thời gian thoát khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ hủy diệt hạt nhân.
Tu-95 V thả bom ở độ cao 34.000 feet (10 km), bom hạt nhân phát nổ cách mặt đất khoảng 13.000 feet (4 km) để giảm thiểu bức xạ hạt nhân lên mặt đất.
Video ghi lại khoảnh khắc phát nổ từ các góc quay khác nhau, trên mặt đất và trên máy bay ném bom Tu-95V. Vụ nổ khổng lồ tạo ra như một đám mây hình nấm cao đến 6,2 dặm (gần 10 km) trên hòn đảo, ánh sáng vụ nổ được nhìn thấy trên khoảng cách đến 621 dặm (gần 1000 km). Máy bay ném bom, cách điểm nổ 28 dặm (45 km), ghi lại quả cầu lửa và đám mây hình nấm kinh hoàng, có chiều rộng lên đến 56 dặm (90 km).
Vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Tsar Bomba của Liên Xô. Video Росатом
Thành công của dự án chế tạo Tsar Bomba vượt quá mong đợi của Liên Xô. Vụ nổ với sức công phá chưa từng thấy gây một ấn tượng cực kỳ mạnh đối với Mỹ và phương Tây. Vụ nổ buộc các nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây phải suy nghĩ nghiêm túc hơn và xem xét lại các tham vọng quân sự.
Nước Mỹ sau đó ngừng mở rộng các chương trình nghiên cứu phát triển hạt nhân cỡ megaton (triệu tấn TNT), ngày 5/8/1963, Washington và Moskva ký kết Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài trái đất và dưới đáy biển.