Video Tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng của Nga phóng tên lửa hành trình chống hạm

Nhóm tàu hỗn hợp của lực lượng tấn công Hạm đội Phương Bắc, do tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế là kỳ hạm, phối hợp với máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 tiến hành diễn tập bắn đạn thật trên biển Barents.

Nhóm tàu tấn công hỗn hợp đã thực hiện cuộc diễn tập tổng hợp, sử dụng tên lửa hành trình chống hạm tiêu diệt một cụm binh lực hải quân của kẻ thù giả định trên Biển Barents.

Nhóm tấn công hải quân có tàu ​​tuần dương tên lửa Peter Đại đế và tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov, cùng các hạm tàu hậu cần kỹ thuật. Các tuần dương hạm thực hiện bài bắn tên lửa hành trình chống tàu "Granit" và "Vulcan" nhằm vào một cụm mục tiêu phức tạp, mô phỏng nhóm hải quân của kẻ thù giả định, trên tầm bắn tối đa.

Hoạt động phóng tên lửa được thực hiện như một phần của giai đoạn diễn tập tác chiến thực tế của đợt huấn luyện tập trung Hạm đội miền Bắc, được thực hiện trên Biển Barents, dưới sự chỉ huy của Phó đô đốc Alexander Moiseev, tư lệnh trưởng Hạm đội Biển Bắc.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa chống tàu trên biển Barents. Video Bộ Quốc Phòng Nga

Các lực lượng hỗn hợp của Hạm đội Phương Bắc tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân chiến lược hải quân, năng lực tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm của kẻ thù, chiến thuật và phương pháp tấn công tiêu diệt các cụm tàu tấn công ​​của kẻ thù tiềm năng, bảo vệ bờ biển, bảo vệ các tuyến đường vận tải biển và các khu vực kinh tế biển.

Trong đợt tập trung huấn luyện thường niên, các lực lượng Hạm đội Phương Bắc thục luyện giải quyết các vấn đề trên Biển Barents, có diện tích rộng đến 250.000 km2. Ở các giai đoạn khác nhau của đợt tập trung huấn luyện, có sự tham gia của 30 chiến hạm nổi, tàu ngầm và hạm đội hỗ trợ, 20 máy bay chiến lược, chiến thuật mang tên lửa, khoảng 40 tổ hợp tên lửa và pháo binh của lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng phòng không Hạm đội Phương Bắc được tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...