Việt Nam được cộng đồng Quốc tế tặng giải thưởng Quốc gia khởi nghiệp

Đó là thông tin được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ trong lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập-phát triển” và tôn vinh 100
Việt Nam được cộng đồng Quốc tế tặng giải thưởng Quốc gia khởi nghiệp

Đó là thông tin được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ trong lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập-phát triển” và tôn vinh 100 doanh nhân tiêu biểu 2016 diễn ra vào tối 11/10.Thông tin Việt Nam được trao giải thưởng Quốc gia khởi nghiệp, do nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân làm đại diện vừa được nhận giải thưởng của cộng đồng quốc tế về khởi nghiệp khiến giới khởi nghiệp Việt Nam nức lòng. Ông là người thứ ba được trao tặng giải thưởng dành cho lãnh đạo của các quốc gia đáp ứng các yêu cầu của một quốc gia khởi nghiệp. Năm 2015, giải thưởng này được trao cho Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Hà Quốc.

Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu – một tổ chức có 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới là thành viên.

Có thể vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp của Chính phủ đang đưa đến không gian mới cho khởi nghiệp. Ngay cả với Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cũng được gọi là nghị quyết về khởi nghiệp theo nghĩa rộng, vì hệ thống giải pháp đang khuyến khích doanh nhân tái cơ cấu, thay đổi, vươn tới chuẩn mực toàn cầu để không bị chậm chân trong dòng chuyển dịch mới của thương mại và đầu tư thế giới.“Nếu chưa có hệ thống chính sách ủng hộ kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp thì sức lực của doanh nhân san sẻ vào nhiều phần việc ngoài kinh doanh. Hiện giờ, Chính phủ đang cam kết tạo môi trường an toàn, minh bạch cho doanh nghiệp, bỏ cơ chế xin - cho, tôi tin là sức sáng tạo của doanh nhân Việt Nam sẽ lên ngôi. Đã sáng tạo để vượt qua những rủi ro, bất định trong thể chế thời gian qua, thì hiện nay, họ hoàn toàn có đủ năng lực để vượt qua những thách thức của thị trường thường dễ đoán định hơn”, ông Lộc nói.Phát biểu tại chương trình, ông Lộc cho rằng với sự quan tâm của Thủ tướng, Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, năm 2016 sẽ là năm đầu tiên mà số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 doanh nghiệp.Theo Chủ tịch VCCI, điều này chứng tỏ niềm tin của giới kinh doanh đang được khơi dậy. Kết quả đột phá trong thành lập doanh nghiệp năm 2016 là “đóa hoa” của phong trào thi đua yêu nước của giới doanh nhân kính tặng Thủ tướng và Chính phủ. Về giải thưởng Quốc gia khởi nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng, ông Lộc nhấn mạnh "Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế cho những nỗ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam mà Thủ tướng và Chính phủ đang là người thắp lửa".Tuy nhiên, người đứng đầu VCCI cho rằng việc truyền ngọn lửa này tới mọi cấp chính quyền để sức nóng, sự thôi thúc của cải cách đến được chị văn thư, anh bảo vệ ở chốn công quyền, nơi cơ sở là không dễ dàng.Ông Lộc kiến nghị Chính phủ hãy lấy tiêu chí giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của các doanh nhân là một trong những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đóng góp của doanh nhân cho đất nước để có thể phong cho họ danh hiệu dũng sỹ, anh hùng."Nếu doanh nghiệp tạo được 10 việc làm đàng hoàng cho người lao động thì cấp xã nên ghi nhận, nếu tạo 100 việc làm thì cấp huyện tôn vinh, 1.000 việc làm thì tỉnh tôn vinh, ghi nhận. Tạo 10.000 việc làm đàng hoàng thì Thủ tướng và Chính phủ tôn vinh họ là những dũng sĩ, anh hùng trên mặt trận kinh tế", Chủ tịch VCCI đề xuất.

Nhất Phong

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...